Công nghệ AI trong ngành khách sạn
Công nghệ AI lần đầu ra mắt tại hội nghị The Dartmouth năm 1956. Nếu như tại thời điểm đó tầm quan trọng và ứng dụng AI vào thực tiễn còn gặp nhiều hạn chế. Thì nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, mối quan tâm về AI đã gia tăng nhanh chóng và đang được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có ngành Du lịch và Khách sạn. Vậy, công nghệ AI được sử dụng như thế nào trong ngành khách sạn trong thực tiễn? AI có thật sự thay thế được nhân viên khách sạn trong tương lai? Hãy cùng CiHMS tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Công nghệ AI là gì?
AI là viết tắt của Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence, là một nhánh lớn của ngành công nghệ máy tính chuyên nghiên cứu, xây dựng những cỗ máy thông minh có khả năng hoàn thành những công việc nhờ học hỏi trí tuệ của con người. Chính vì vậy chúng có nhiều khả năng đặc biệt như suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định giống như con người. Yếu tố trung tâm cốt lõi của công nghệ AI là máy học và dữ liệu lớn. Những ví dụ điển hình của AI trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta có thể không biết như Siri, Alexa, chức năng lọc thư rác, các đề xuất phim trên Netflix, etc.
Tại sao AI lại quan trọng trong ngành khách sạn
Từ khi dịch bệnh bùng phát khắp thế giới, Việt Nam chịu không ít thiệt hại lớn, nhất là đối với ngành du lịch. Theo số liệu thống kê về tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008 – 2020 của Tổng Cục Du Lịch, năm 2018 thu được 637.00 nghìn tỷ với tốc độ tăng trưởng 17,7%, đến năm 2020 thu được 312.00 nghìn tỷ, tốc độ tăng trưởng – 58,7%, con số giảm mạnh đáng kể. Thống kê khác, theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch ITDR, tổng thu từ khách du lịch 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 138.150 tỷ đồng, giảm 45,42% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng lo ngại hơn, nhiều khách sạn phải đóng cửa vì không có khách, công suất giảm 20% so với trước đây. Nhiều phương án mới được đưa ra để duy trì hoạt động khách sạn lâu dài. Cụ thể như: cho thuê phòng trọ lâu dài, giảm nửa giá phòng để khuyến khích khách đặt phòng, hoặc buộc phải cắt giảm nhân lực, chi phí. Điều này đã kéo theo hệ lụy là sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Ứng dụng AI xuất hiện như một phương án tối ưu nhất trong thời điểm căng thẳng này.
Với AI, quầy lễ tân của bạn sẽ không phải rối bời phân vân giữa việc tiếp đón khách đến nhận phòng, với cuộc điện thoại đang reo, hay ưu tiên trả lời câu hỏi của khách lưu trú đang đứng đợi tại quầy, hay giải đáp cho đồng nghiệp đang đợi nghe. Các cuộc điện thoại sẽ được phân hướng theo thuật toán đến các bộ phận phù hợp. Khách hàng giờ đây có thể dễ dàng check-in trực tuyến ngay trên điện thoại của họ. Các yêu cầu về buồng phòng được tiếp nhận ngay trên hệ thống của khách sạn. Mọi quy trình tự động hóa với công nghệ AI, sẽ giảm tải khối lượng lớn công việc cho nhân viên khách sạn. Ở một góc cạnh toàn diện hơn, với sự hỗ trợ của AI, khách sạn đang tiến gần hơn đến mô hình khách sạn thông minh – mô hình khách sạn của tương lai.
Nhược điểm của AI
Công nghệ AI đang phát triển vững mạnh và có những đột phá mới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, AI vẫn chưa đạt được mức hoàn hảo như nhiều người lầm tưởng. Dĩ nhiên, với những thuật toán phức tạp và quá trình học máy chuyên sâu, AI vẫn còn có những sai sót nhất định và khó tránh khỏi. Thêm vào đó, chi phí triển khai công nghệ AI đối với một số khách sạn là quá lớn. Để phân bổ ngân sách đầu tư trong thời điểm toàn ngành du lịch đang trên thềm tái khởi động là một bài toán khó.
Ứng dụng AI trong ngành khách sạn
Hiện công nghệ AI được ứng dụng rất mạnh mẽ tại các mô hình khách sạn thông minh như:
- Robot để chỉ đường, trả lời câu hỏi của các khách hàng, và phục vụ giao đồ ăn/ quần áo giặt ủi đến bàn ăn/ phòng của khách hàng khi cần thiết. Tại một số khách sạn, Robot còn được sử dụng như một nhân viên vệ sinh thực thụ, giới hạn tiếp xúc trực tiếp của khách hàng và nhân viên giữa đại dịch COVID-19.
- Nhận diện khuôn mặt tại quầy check-in hoặc tại các khu vực giới hạn của khách sạn
- Gọi món phi tiếp xúc tại nhà hàng và tại phòng với QRMenu, thay đổi/ điều chỉnh món, thanh toán và phản hồi về chất lượng món ăn ngay trên điện thoại của khách.
- Dự đoán giá phòng và quỹ phòng nhằm giúp khách sạn lên những dự toán vầ kế hoạch phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Phân tích dữ liệu khách hàng trong thời gian lưu trú để nâng cao cải thiện trải nghiệm của họ trong những kỳ lưu trú sau.
- Và công nghệ AI còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác trong hoạt động vận hành của khách sạn mà CiHMS sẽ đi sâu hơn vào chi tiết ở bài viết sau.
Nhìn chung, ứng dụng AI trong ngành khách sạn rất đa dạng. AI không chỉ đơn thuần là xu hướng, mà đã trở thành một phần hiển nhiên trong hoạt động vận hành. Công nghệ này còn được tìm thấy trong các giải pháp quản lý khách sạn, điển hình như CiHMS. Tích hợp hầu hết các ứng dụng về AI kể trên, giải pháp quản lý khách sạn toàn diện CiHMS đã được nhiều khách hàng tin tưởng và triển khai tại hơn 40 khách sạn sau chưa đầy 1 năm ra mắt, vì độ tin cậy, tính bảo mật và an toàn cao cũng như hiệu quả mà giải pháp mang lại cho hoạt động kinh doanh của khách hàng là vô cùng ấn tượng. Để tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý khách sạn CiHMS, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn.