Hộ chiếu vắc xin là cụm từ không còn lạ lẫm trong thời đại bình thường mới. Bất kỳ tín đồ du lịch nào cũng khó có thể bỏ tấm vé thông hành này trong mọi chuyến vi vu mà không cần nhiều thời gian cách ly. Sự ra đời của tấm hộ chiếu quyền lực này đã mở ra một hy vọng mới cho ngành du lịch nói riêng và mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội khác nói chung. Việt Nam đang từng bước thí điểm triển khai hộ chiếu vắc xin một cách an toàn khi mở cửa du lịch, khôi phục phát triển kinh tế.
Hộ chiếu vắc xin là gì?
Hộ chiếu vắc xin (vaccine passport) là giấy chứng nhận đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 (Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế). Đây cũng được xem như tấm vé thông hành xác nhận là người hoàn toàn khỏe mạnh, sở hữu nhiều lợi thế hơn khi xin visa du lịch để di chuyển đến những quốc gia khác.
Hộ chiếu vắc xin có thể cấp dưới dạng giấy chứng nhận, thẻ hoặc chứng nhận trong app công nghệ.
Người có hộ chiếu vắc xin cần đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau:
- Tiêm đủ liều vắc xin phòng chống COVID-19
- Âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
Hộ chiếu vắn xin vừa được áp dụng trong thời gian gần đây và nhận được không ít ý kiến và quan tâm về việc ứng dụng hộ chiếu vắc xin có phải là đúng đắn.
Những lợi thế của hộ chiếu vắc xin
Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tổng thể lượng hành khách đi máy bay quốc tế và nội địa năm 2020 giảm 60% so với năm 2019. Các hãng hàng không đã chứng kiến tổng doanh thu hoạt động của họ bị cắt giảm đáng kể.
Theo Báo cáo Hạn chế Du lịch của UNWTO, 46 điểm đến (21% tổng số điểm đến trên toàn thế giới) hiện đã đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với khách du lịch, trong số này 26 điểm đến đã đóng cửa hoàn toàn biên giới kể từ cuối tháng 4 năm 2020. 55 Điểm đến (25% tổng số điểm đến toàn cầu) tiếp tục đóng cửa biên giới một phần đối với du lịch quốc tế. 112 Điểm đến (52% tổng số điểm đến) yêu cầu khách du lịch quốc tế xuất trình PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên khi đến.
Với mục tiêu kép phục hồi kinh tế, thương mại quốc tế song song với việc không chế sự lây lan của dịch bệnh, hộ chiếu vắc xin đã phát huy nhiều lợi ích như:
- Thay đổi tình trạng đóng băng những ngành kinh tế do ảnh hưởng từ đại dịch. Thiết lập lại hoạt động giao lưu, du lịch ở trạng thái mới.
- Người dân yên tâm trải nghiệm các hoạt động cộng đồng, dỡ bỏ dần các rào cản phong tỏa đi lại.
- Những quốc gia đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm phòng có thể gỡ bỏ lệnh hạn chế tụ tập nơi đông người. Các địa điểm công cộng hay hoạt động chung sẽ trở nên an toàn hơn.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực triển khai thủ tục cách ly khi nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới.
Hộ chiếu vắc xin đẩy nhanh quá trình nhập cảnh vào các quốc gia.
Những nhược điểm hiện tại
Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai rộng rãi chương trình tiêm vắc xin COVID-19, Chính phủ các nước cũng xem xét việc phát hành giấy chứng nhận vắc xin nhằm tạo điều kiện sớm mở cửa lại nền kinh tế, nới lỏng một số hạn chế cho những cá nhân đã được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên nhiều vấn đề đặt ra rằng áp dụng chứng nhận vắc xin như vậy đã thực sự hợp lý?
Bảo mật thông tin cá nhân
Chứng nhận tiêm vắc xin tạo ra nhiều tranh cãi khi sử dụng để đi du lịch quốc tế. Việc phát triển chứng nhận tiêm vắc xin cần được bảo mật thông tin tuyệt đối, tránh việc sử dụng sai dữ liệu hay giả mạo, vi phạm quyền riêng tư dữ liệu cá nhân, dữ liệu sức khỏe vì bất kỳ mục đích nào khác.
Cân bằng giữa phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh
Thách thức đặt ra với Chính phủ toàn cầu đó là cân bằng giữa việc hỗ trợ phát triển kinh tế và kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh. Sau những quyết định giãn cách xã hội và chiến dịch tiêm chủng diện rộng cùng những nỗ lực phục hồi kinh tế, quyết định triển khai chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 được xem là lối thoát duy nhất cho nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo việc kiểm soát dịch bệnh được đảm bảo, khi Trung Quốc, một quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đang phải đối diện với mức độ lây lan chóng và vượt tầm kiểm soát sau gần hai năm kiểm soát hiệu quả. Nhiều thiệt hại kinh tế nặng nề khi làn sóng COVID-19 hoành hành tại nhiều thành phố Trung Quốc.
Tạo ra sự phân cấp đối xử trong xã hội
Xét về góc độ xã hội, việc cấp giấy chứng nhận tiêm vắc xin tạo động lực cho việc mở cửa trở lại nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như bán lẻ không thiết yếu, khách sạn, du lịch,…. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến sự phân cấp đối xử trong xã hội. Bởi những cá nhân đã tiêm đầy đủ vắc xin sẽ có nhiều đặc quyền hơn đối tượng chưa tiêm vắc xin. Ở một số quốc gia phát triển, quá trình triển khai tiêm vắc xin đang diễn ra nhanh chóng, quá trình bất bình đẳng có thể rút ngắn thời gian giải quyết nhưng ở những quốc gia kém phát triển hơn, tình trạng phân cấp này có thể kéo dài hơn.
Xét về góc độ quốc tế, nguồn cung ứng vắc xin COVID-19 hạn chế, hiện tượng phân phối vắc xin không đồng đều giữa các nước. Điều này dẫn đến tình trạng công dân ở các quốc gia có thu nhập cao sẽ dễ được sớm tự do đi lại hơn so với công dân các nước có thu nhập thấp hay trung bình.
Rào cản từ thời hạn chứng nhận tiêm chủng
Quy định về thời hạn của chứng nhận tiêm chủng được ban hành trong bối cảnh thế giới đang tranh cãi về việc sử dụng mũi tiêm thứ 3 tăng cường sẽ là rào cản tiếp theo với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch quốc tế.
Hộ chiếu vắc xin ngầm kỳ thị hóa giai cấp trong xã hội dựa trên lựa chọn sức khỏe của mỗi người.
Du khách sẽ tốn nhiều chi phí xét nghiệm nếu như nhiều quốc gia áp dụng chính sách áp dụng quy định hạn sử dụng 270 ngày với các loại chứng nhận tiêm chủng của du khách nước ngoài, bất kể họ đã tiêm loại vắc xin gì.
Như vậy, qua 270 ngày kể từ khi tiêm vắc xin mũi 2, khách du lịch tới các quốc gia chấp nhận hộ chiếu vắc xin sẽ được miễn cách ly chỉ còn cách xuất trình xét nghiệm âm tính hoặc bằng chứng đã khỏi bệnh COVID-19 nếu như xuất trình chứng nhận tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính (trong vòng 72 giờ đối với PCR hoặc 48 giờ với xét nghiệm kháng nguyên).
Bà Jenny Southan – Sáng lập và Giám đốc điều hành của Globetrender (Công ty dự báo xu hướng du lịch) cho biết: “Việc chứng nhận tiêm chủng hết tác dụng sẽ khiến du khách mất tinh thần. Trong khi các nền kinh tế đang thiệt hại nghiêm trọng, động thái này dường như không khôn ngoan”. Bà Jenny Southan nhận định, nếu các quốc gia áp đặt thêm hạn chế đi lại và bổ sung yêu cầu xét nghiệm, sẽ khó có sự phục hồi nhanh chóng và ngành du lịch sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2022.
Tình hình ứng dụng hộ chiếu vắc xin tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hộ chiếu vắc xin sẽ được công nhận dựa trên những loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu u (EMA) và Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Đây là phát biểu đã được người phát ngôn của Bộ Ngoại giao – bà Lê Thị Thu Hằng đề cập đến trong cuộc họp báo vào ngày 07/10/2021.
Cũng theo bà Hằng, việc áp dụng hộ chiếu vắc xin chính là giải pháp khả thi nhằm từng bước mở cửa nền kinh tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Ngoại Giao đã phối hợp với Bộ Y tế để ban hành các hướng dẫn tạm thời về việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 của người nước ngoài. Trong đó công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 đã được giới thiệu chính thức qua đường ngoại giao của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được chấp nhận tại 19 nước trên toàn thế giới.
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về biểu mẫu và quy trình cấp “hộ chiếu vắc-xin”, có hiệu lực từ ngày 20-12-2021. Chứng nhận “hộ chiếu vắc-xin” được cấp sử dụng định dạng mã QR, và hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày mã QR này được khởi tạo. Đồng thời chủ trì thí điểm sử dụng hộ chiếu vắc xin cho khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh như Phú Quốc, Kiên Giang sau đó mở rộng ra các điểm du lịch khác trên toàn quốc. Hiện tại hộ chiếu vắc xin của Việt Nam đã được công nhận tại 17 quốc gia. Các nước bao gồm: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia. Đồng thời Việt Nam cũng chấp nhận công dân đã tiêm vắc xin đầy đủ với kết quả PCR 72h trước khi bay hoặc test nhanh trong 24h tính từ giờ khởi hành.
Du lịch hậu COVID-19 sẽ là thử thách và cơ hội với mọi doanh nghiệp. Trong cuộc chiến khốc liệt giành thị phần khách du lịch quốc tế thời kỳ “sống chung với dịch bệnh” – nếu chậm ắt sẽ thua. Trước tốc độ tiêm chủng nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới, nhiều điểm đến du lịch Việt Nam cũng sẽ sớm mở cửa trở lại để đón khách. Bởi nếu mở cửa quốc tế chậm trễ thì cơ hội cho du lịch Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID sẽ bị thu hẹp.
Việc áp dụng hộ chiếu vắc xin sẽ là bước đi mới được thế giới kỳ vọng. Song song đó nhiều giải pháp, xu hướng du lịch mới sẽ lên ngôi như xu hướng du lịch không chạm, du lịch tại chỗ Staycation, du lịch sức khỏe hay hướng tới những nơi cô lập và ít được biết đến…. Các khách sạn cũng cần đổi mới tư duy quản lý, sẵn sàng chuyển đổi hình thức phục vụ để thích ứng với trạng thái bình thường mới. CiHMS chính là giải pháp phần mềm quản lý khách sạn toàn diện cho cuộc đua mới – lộ trình quay trở lại chặng đường đua du lịch.
Learn More