Category: Công Nghệ

Hội thảo trực tuyến: KHÁCH SẠN XANH – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA NGÀNH DU LỊCH VÀ LƯU TRÚ

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN: “KHÁCH SẠN XANH – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA NGÀNH DU LỊCH VÀ LƯU TRÚ” 

📅 Thời gian: 10:00-11:30 sáng, Thứ sáu ngày 29.09.2023 

🌐 Địa điểm: Trực tuyến trên nền tảng Demio 

Trong những năm gần đây, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách, thu hút sự quan tâm rộng rãi trên toàn cầu. Điều này cũng đã tác động đáng kể đến ngành du lịch và lưu trú. Từ đó, “Khách sạn Xanh” hiện đang trở thành một xu hướng tất yếu của ngành khách sạn. 

Các khách sạn hiện nay đang trở nên thân thiện hơn với môi trường hơn thông qua việc sử dụng hợp lý năng lượng, nguồn nước và vật liệu nhưng vẫn đảm bảo đem lại trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Trong buổi hội thảo trực tuyến này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng “Khách sạn Xanh” và những vấn đề liên quan. 

Nội dung chính của hội thảo:
  • Khái niệm Khách sạn xanh
  • Tại sao Khách sạn xanh đang là xu hướng tất yếu của ngành Du lịch và lưu trú
  • Hiện trạng triển khai Khách sạn xanh trên thế giới và Việt Nam
  • Triển khai Khách sạn xanh: Cách thức, Khó khăn và Giải pháp

Chúng tôi tin rằng hội thảo sẽ mang đến cơ hội học hỏi về việc kinh doanh ngành du lịch một cách bền vững từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, bao gồm:

  • Anh Lương Thanh Nam – Tổng Giám đốc Vietsolutions  
  • Chị Lê Hồ Xuân Hương – Quản lý trải nghiệm Dịch vụ khách hàng kiêm Trưởng Bộ phận Tiền sảnh Meliá VP Huế
  • Anh Hồ Quang Huy –  Giám đốc Vận hành VinHMS  

👉 Quét mã QR để đăng ký tham gia và hòa mình với tương lai xanh cùng VinHMS nhé! 

Learn More

Hội thảo trực tuyến: BÍ KÍP BÁN HÀNG ONLINE NGÀNH DU LỊCH

Chủ đề: BÍ KÍP BÁN HÀNG ONLINE NGÀNH DU LỊCH
Thời gian: 10:00 ngày 27/07/2023
Chỉ với hơn 1 tiếng đồng hồ tham dự buổi hội thảo, các nhà vận hành và chủ khách sạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về việc làm sao các khu du lịch nghỉ dưỡng có thể “bán hàng online” một cách hiệu quả.
Hội thảo hy vọng sẽ mang đến cơ hội học hỏi về ngành du lịch với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, bao gồm:
Anh Nguyễn Bảo Sơn – CEO Gotadi
• Anh Đào Quang Thuận – CEO Bedlinker
• Chị Trang Phan – Quản lý doanh thu Maia Resort Quy Nhơn
• Anh Huỳnh Phúc Vinh – Giám đốc công nghệ VinHMS
Chúng tôi mong rằng buổi hội thảo đã cung cấp cho anh/chị nhiều thông tin về những thách thức hiện tại trong ngành du lịch và khách sạn, để anh/chị có thể tận dụng tối đa các cơ hội từ công nghệ mới, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bán hàng.
Để xem lại buổi phát sóng của hội thảo VinHMS lần này, anh/chị có thể theo dõi tại kênh YouTube ở đường dẫn TẠI ĐÂY
Hi vọng gặp lại anh/chị trong hội thảo tháng 08.2023!
Trân trọng,
The VinHMS Team
Learn More

Feeling,Excited,And,Amazed.,Young,Asian,Man,Wearing,Vr,Goggles

Công nghệ thông minh – chìa khóa phục hồi ngành khách sạn 2022

Công nghệ kỹ thuật số đang từng bước phát triển và khả năng chiếm lĩnh, tác động đến các lĩnh vực trong đời sống hiện nay là rất lớn. Tất nhiên trong kinh doanh khách sạn công nghệ cũng đã được tích hợp trong quá trình vận hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu mọi hoạt động của khách sạn. Công nghệ khách sạn thông minh được đánh giá là một giải pháp giúp cải thiện quá trình vận hành và là yếu tố “tất yếu” trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Công nghệ khách sạn thông minh trong ngành khách sạn

Công nghệ thông minh tiếp sức cho quá trình vận hành khách sạn mạnh mẽ, vượt trội.

Hướng tới trải nghiệm khách hàng không chạm

Trong quá trình vận hành khách sạn yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ra những khó khăn rất lớn cho ngành khách sạn. Vì thế, doanh nghiệp phải làm sao để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất trong thời điểm khó khăn này?

Trước đây, công nghệ không tiếp xúc đã xuất hiện nhưng vẫn còn rất lạ lẫm đối với lĩnh vực khách sạn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ không tiếp xúc lại là một giải pháp tối ưu để xây dựng một khách sạn hiện đại, an toàn cho du khách. “Không tiếp xúc” hay “không chạm” ở đây nghĩa là mọi thủ tục đặt phòng, nhận phòng, trả phòng và rất nhiều hoạt động khác trong khách sạn đều được áp dụng công nghệ giúp khách hàng không cần chạm vào đồ vật hay tiếp xúc trực tiếp với nhân viên. Việc áp dụng công nghệ không tiếp xúc không chỉ giảm bớt sự cọ xát mà còn giúp tạo ra cách thức giao tiếp mới và phục vụ khách hàng trong thời điểm “nhạy cảm” này.

Theo nghiên cứu của Skift có đến 26% người tiêu dùng rất đồng ý và 45% đồng ý rằng họ sẽ lựa chọn lưu trú tại những khách sạn cung cấp công nghệ tự phục vụ để hạn chế tối đa tiếp xúc thân thể với nhân viên. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này cùng với công nghệ không tiếp xúc để nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo báo cáo Criton Hospitality Survey có đến 80% người được hỏi nói rằng họ sẽ sẵn sàng tải app của khách sạn để có thể check-in, check-out và nhận những thông tin mới nhất của khách sạn. Trong bản báo cáo này cũng cho thấy phần lớn người dùng sẽ sử dụng công nghệ để mở cửa phòng hay đặt các dịch vụ phòng khác nhau tại khách sạn.

Đặc biệt, Criton Hospitality Survey cũng cho biết hình thức check-in, check-out được yêu thích và sắp xếp lần lượt như sau: Qua ứng dụng của khách sạn chiếm 62%, qua website là 30% và cuối cùng chỉ có 8% người được hỏi sẽ check-in, check-out trực tiếp tại quầy.

Từ những con số thống kê trên đây có thể thấy rằng vai trò quan trọng của công nghệ trong vận hành khách sạn sẽ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách hàng trong thời điểm hiện tại và tương lai. Đây có lẽ là một giải pháp cho khách sạn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, vận hành khách sạn trong tất cả các bộ phận một cách tối ưu. Đối với hệ thống quản lý khách sạn của CiHMS mọi công việc từ lễ tân đến buồng phòng đều có thể theo dõi, giám sát trên phần mềm và tự động hóa công việc nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng trong chính khách sạn của mình.

Ứng dụng khách sạn ngay trong tầm tay.

Trải nghiệm không chạm trong hành trình khách hàng trong ngành khách sạn nay đã không còn xa tầm với.

Cải thiện giao tiếp với khách hàng

Việc ứng dụng công nghệ trong vận hành khách sạn giúp doanh nghiệp có một hệ thống lưu trữ những thông tin cũng như toàn bộ những vấn đề liên quan đến sở thích, thói quen… của khách hàng. Ví dụ, vị khách A thích có thêm 1 cái gối, vị khách B thích phòng có giường cỡ lớn… Nhờ đó, khi vị khách quay lại lưu trú trong lần tiếp theo nhân viên có thể sắp xếp phục vụ một cách phù hợp.

Đây là một trong những yếu tố cá nhân hóa nhằm tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, thấu hiểu mang lại trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, nhân viên có thể dựa vào hồ sơ lưu trữ trên phần mềm để tạo ra một cuộc giao tiếp cởi mở hơn, gần gũi hơn.

Ngoài ra, vai trò của công nghệ còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được những ý kiến phản hồi từ khách hàng sau khi lưu trú tại khách sạn của mình. Vì theo nghiên cứu của Zingle năm 2019 chỉ có 25% khách hàng sẵn sàng phản hồi những vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm họ. Trong khi báo cáo này cũng cho biết có đến 42% khách hàng sẽ quay lại khách sạn khắc phục trải nghiệm tồi tệ trước đó trở nên tốt hơn. Vì thế, quá trình vận hành khách sạn muốn thành công và giữ chân được khách hàng doanh nghiệp cần nắm bắt được nhiều hơn những phản ánh của khách hàng.

Khi có ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ tương tác hai chiều, khách hàng có thể dễ dàng nêu lên ý kiến của mình trực tuyến một cách dễ dàng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên. Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng thông báo những vấn đề họ gặp phải và cũng giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình. Nhờ đó, có thể kịp thời đưa ra phương án giải quyết nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Đồng thời với sự phối hợp của các công nghệ về AR (Thực tế ảo tăng cường), VR (thực tế ảo) giúp khách hàng có những trải nghiệm thú vị hơn khi lưu trú khách sạn.

Công nghệ AR và VR trong ngành khách sạn

Công nghệ AR và VR trong ngành khách sạn giúp nâng tầm trải nghiệm của khách hàng.

Nhân viên có thể phát huy hết khả năng

Công nghệ ngành khách sạn hiện nay là một yếu tố rất cần thiết để góp phần tạo điều kiện cho các bộ phận có thể kết nối với nhau để tạo nên một quy trình làm việc nhịp nhàng, chặt chẽ. Điều này có thể thấy rõ hơn khi vận hành khách sạn bằng hệ thống quản lý của CiHMS, phần mềm quản lý cho phép bộ phận buồng phòng kết nối với bộ phận tiền sảnh để liên tục cập nhật trạng thái phòng một cách nhanh chóng. Nhờ đó, nhân viên sẽ không tốn thời gian liên lạc với nhau mà chỉ cần cập nhật trạng thái trên hệ thống để các bộ phận đều có thể nắm bắt nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc.

Bên cạnh đó, quá trình ứng dụng công nghệ ngành khách sạn sẽ giảm bớt thời gian cho những việc thủ công như trước đây. Nhờ đó, các nhân viên sẽ tập trung phát huy khả năng cũng như những kiến thức, trải nghiệm của mình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Công nghệ là tất yếu và là nền tảng để phát triển cho khách sạn

Hệ thống đặt phòng thông qua website của khách sạn hoặc các kênh phân phối liên kết sẽ giúp khách sạn tiếp cận với số lượng khách hàng nhiều hơn. Lên kế hoạch bán hàng dễ dàng tăng năng suất phòng trở nên chi tiết, chính xác và cụ thể hơn. Công suất phòng của khách sạn dễ dàng đạt mức tối đa tránh tình trạng phòng thừa hoặc đặt phòng quá tải xảy ra.

Các báo cáo sử dụng dịch vụ chi tiết sẽ được tổng hợp, thống kê tại thời gian thực giúp người quản lý có thể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược đúng lúc. Với sự hỗ trợ của công nghệ AI, dự đoán xu hướng đặt phòng của khách hàng để đảm bảo doanh thu ngay trong mùa thấp điểm. Trao sự chủ động vào tay các nhà quản lý khách sạn để không còn “bị động” trong việc sắp xếp phòng mùa cao điểm.

Công nghệ AI trong ngành khách sạn

Công nghệ AI đã được phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi trong ngành khách sạn nhằm giúp dự đoán năng suất phòng chính xác, phân bổ nhân sự hợp lý, và thu thập dữ liệu lớn để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trong các lần lưu trú.

Như vậy, với các yếu tố kể trên, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của công nghệ là vô cùng thiết yếu, góp phần cải thiện vận hành trong ngành khách sạn một cách tối ưu và toàn diện nhất. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần sớm bắt kịp xu hướng trên để có thể “tận hưởng” những tiện ích mà các giải pháp công nghệ hiện nay đem lại. Giải pháp khách sạn thông minh sẽ là chìa khóa giúp các khách sạn sớm phục hồi và thích ứng với thời đại bình thường mới sau đại dịch COVID-19, thúc đẩy sự phát triển ổn định của doanh nghiệp trong tương lai.

Learn More

Woman controlling home devices with a voice commands

Các ứng dụng AI trong khách sạn

Nếu ở bài viết trước, CiHMS đã đề cập đến Công nghệ AI trong ngành khách sạn, thì hôm nay hãy cùng CiHMS khám phá các ứng dụng của công nghệ AI trong ngành khách sạn để khám phá sức mạnh tiềm ẩn của công nghệ này là gì mà những người làm quản trị ngành khách sạn không thể bỏ qua?

Robot phục vụ tại các tại các khu vực cộng đồng

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đưa ứng dụng Robot phục vụ tại các nơi đông người, đặt biệt là trong thời buổi dịch bệnh, khi sự hạn chế tiếp xúc là điều tối cần thiết. Việc doanh nghiệp áp dụng công nghệ đưa các Robot phục vụ tại các tại các khu vực cộng đồng vừa giảm nguy cơ tiếp xúc, cùng với đó còn giúp doanh nghiệp cắt giảm được lượng nhân công cần thiết. Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ robot khá phổ biến trong nhà máy sản xuất và dây chuyền, nhưng vẫn còn e dè trong việc đem công nghệ này vào ngành dịch vụ. Vì vậy nếu khách sạn của bạn đưa Robot vào thực tiễn để phục vụ thì đây sẽ là bước đầu mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh lớn với nhiều trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn cho khách hàng và sẽ thu hút được một số lượng lớn người tò mò và có nhu cầu để đến sử dụng thử các dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận thời gian đầu.

Ứng dụng robots tại khách sạn sẽ là bước tiến lớn giành lấy ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng phần khúc.

Ứng dụng AI có thể nhận biết rõ rệt nhất trong ngành khách sạn khi các chủ khách sạn sử dụng các robot phục vụ tại các khu vực cộng đồng, các dịch vụ phục vụ tại phòng, v.v.

Công cụ hỗ trợ bằng giọng nói tại phòng

Nhắc đến công cụ hỗ trợ bằng giọng nói tại phòng, chắc chắn các doanh nghiệp không thể không nhắc đến những cái tên quen thuộc như Siri, Google Assistant hoặc Alexa – những trợ lý ảo giúp truyền đi thông điệp tức thời và hiệu quả. Việc doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ giọng nói tại phòng được cho là một trong những tác động chính thúc đẩy gia tăng lượng khách hàng.

Mới đây, báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Juniper Research cho rằng người tiêu dùng sẽ tương tác với trợ lý giọng nói trên 8,4 tỷ thiết bị vào năm 2024. Công nghệ này có một vai trò rất quan trọng, đây như một sợi dây kết nối giữa các nhân viên khách sạn với khách hàng. Khách hàng đơn giản chỉ cần đưa ra các yêu cầu cá nhân vào các thiết bị có cài đặt phần mềm trợ lý ảo được đặt ngay trong phòng. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ AI, trợ lý ảo có thể dễ dàng trò chuyện với khách hàng, xác nhận đơn đặt hàng hoặc đề xuất một dịch vụ khác kèm theo.

Một khi xác nhận thành công yêu cầu, công cụ hỗ trợ này sẽ ngay lập tức chuyển thông tin mà khách hàng vừa yêu cầu cho nhân viên phụ trách thông qua giải pháp quản lý khách sạn toàn diện – như CiHMS. Điều này giúp tiết kiệm cả thời gian và công sức cho khách và nhân viên, đem đến một quy trình chăm sóc khách hàng mượt mà và nhanh chóng hơn.

Trợ lý ảo đã trở nên quen thuộc với các gia đình công nghệ, Mang trải nghiệm quen thuộc tại nhà đến với khung cảnh tại khách sạn giúp khách hàng

Mang trải nghiệm trợ lý ảo bằng giọng nói vào ngành khách sạn cho phép khách dễ dàng thích nghi với môi trường mới và “yêu thích” sự thay đổi này.

Tối ưu đặt phòng

Việc doanh nghiệp áp dụng hệ thống AI vào hệ thống đặt phòng và quản lý giá phòng giúp giải quyết tối đa các vấn đề như: Thiếu phòng đặt và tối ưu hóa số giờ mà khách hàng đặt để có thể tính toán hợp lý thời gian chờ cho các khách hàng tiếp theo. Việc tối ưu đặt phòng nhờ hệ thống AI sẽ chính xác đến 99%, giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc tìm khách hàng, sắp xếp thời gian và phòng đặt, từ đó lượng khách hàng sẽ luôn có đủ phòng và doanh nghiệp cũng hạn chế được những rủi ro trong quá trình khách hàng chờ đợi và trả phòng. Tích hợp với các thiết bị cầm tay, nhân viên bộ phận Buồng phòng có thể nhanh chóng hoàn thành yêu cầu dọn dẹp ngay khi khách vừa check-out, cập nhật tình trạng phòng tại ứng dụng nhân viên được đồng bộ với hệ thống tập trung của khách sạn, nhờ vào giải pháp quản lý khách sạn sử dụng nền tảng công nghệ đám mây – như CiHMS.

Hỗ trợ tối ưu giá phòng và và dự đoán công suất phòng

Bộ phận marketing và sales có thể cập nhật nhanh, cung cấp thông tin trên hệ thống quản lý khách sạn về những chương trình ưu đãi hiện tại, mức giá tối ưu cho khách hàng hay số khách hàng quy định trong mỗi phòng. Giải pháp quản lý khách sạn tích hợp với công nghệ AI sẽ tự động “học” cách thức vận hành khách sạn, giúp AI ghi nhớ số phòng và công suất phòng hiện tại. Sau đó hệ thống sẽ tự động vạch ra các hướng giải quyết khác nhau dựa vào các chương trình ưu đãi mà doanh nghiệp đã đề ra để đưa ra mức giá thích hợp nhất cho khách hàng. Cùng với đó sẽ đề xuất các mẫu quảng cáo trên mạng truyền thông xã hội, một trong các xu hướng đang mang lại những ảnh hưởng rõ rệt trong ngành khách sạn, trở thành khách hàng thật sự.

Các loại báo cáo liên quan đến giá phòng và quản lý phòng, được phát triển dựa trên tính năng học máy của công nghệ AI, cũng có thể dễ dàng được tìm thấy trong giải pháp quản lý khách sạn toàn diện như: phân tích giá phòng, phân tích lượng khách hàng theo mùa, v.v. Ví dụ, trong trường hợp khách hàng dời lịch đặt phòng do các nguyên nhân khác nhau, có thể do khách hàng bị trễ chuyến bay hoặc do thời tiết xấu, lúc này nhiệm vụ của quản lý khách sạn là ngay lập tức cập nhật diễn biến và thông báo về tình trạng, cung cấp thông tin tức thời trên giải pháp quản lý khách sạn. Với trí tuệ nhân tạo, việc đồng bộ về tình trạng phòng trên toàn hệ thống cũng như các kênh OTA nhờ vào hệ thống quản lý các kênh phân phối là vô cùng quan trọng, AI có thể đề xuất các chương trình ưu đãi ngắn hạn cho khách hàng khác đang cần phòng trên các trang OTAs hoặc trên các công cụ tìm kiếm nhờ vào việc “học” thói quen lướt web của khách hàng. Điều này là tối quan trọng, vừa giúp khách sạn tránh nguy cơ thất thoát doanh thu vừa làm khách hàng có thêm một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Công nghệ AI làm tăng năng suất phòng, hỗ trợ dự đoán lượng khách nhằm nâng cao doanh thu, giảm thiểu rủi ro phòng trống trong mùa cao điểm.

Công nghệ AI làm tăng năng suất phòng, hỗ trợ dự đoán lượng khách nhằm nâng cao doanh thu, giảm thiểu rủi ro phòng trống trong mùa cao điểm.

Công nghệ AI còn cho phép khách sạn theo dõi và nắm bắt xu hướng giá phòng thay đổi của phân khúc khách hàng đối thủ, và đề xuất mức giá phù hợp với mùa trong năm hay dịp lễ hội đặc biệt. Điều này có thể được tìm thấy trong hệ thống quản lý giá phòng (Room Rate Management system) của giải pháp quản lý khách sạn CiHMS.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tích hợp công nghệ AI trong giải pháp quản lý khách sạn, trí tuệ nhân tạo sẽ tự lưu trữ các dữ liệu khách hàng và chạy các thuật toán phân tích để “học máy” các sở thích và lựa chọn của khách hàng trong quá trình lưu trú, hoặc đề xuất các khảo sát khách hàng nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để “hiểu” khách hàng và đưa ra những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng ở các kỳ lưu trú tiếp theo: kiến nghị các gói giá phòng phù hợp, những dịch vụ cộng thêm, các sở thích về ăn uống và dịch vụ tiện ích kèm theo. Khách hàng nhận biết sự quan tâm trong khi khách sạn có thể tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo khách hàng hài lòng.

Việc doanh nghiệp đưa các công nghệ AI vào mô hình khách sạn của mình là một trong những giải pháp quản lý khách sạn tối ưu nhất, doanh nghiệp có thể liên tục cập nhật các thay đổi trong nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng thời buổi hiện đại. Một bước tiến trong xu hướng công nghệ trong tương lai, tiến gần đến mô hình khách sạn thông minh.

Learn More

1633125442

Công nghệ AI trong ngành khách sạn

Công nghệ AI lần đầu ra mắt tại hội nghị The Dartmouth năm 1956. Nếu như tại thời điểm đó tầm quan trọng và ứng dụng AI vào thực tiễn còn gặp nhiều hạn chế. Thì nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, mối quan tâm về AI đã gia tăng nhanh chóng và đang được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có ngành Du lịch và Khách sạn. Vậy, công nghệ AI được sử dụng như thế nào trong ngành khách sạn trong thực tiễn? AI có thật sự thay thế được nhân viên khách sạn trong tương lai? Hãy cùng CiHMS tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Công nghệ AI là gì?

AI là viết tắt của Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence, là một nhánh lớn của ngành công nghệ máy tính chuyên nghiên cứu, xây dựng những cỗ máy thông minh có khả năng hoàn thành những công việc nhờ học hỏi trí tuệ của con người. Chính vì vậy chúng có nhiều khả năng đặc biệt như suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định giống như con người. Yếu tố trung tâm cốt lõi của công nghệ AI là máy học và dữ liệu lớn. Những ví dụ điển hình của AI trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta có thể không biết như Siri, Alexa, chức năng lọc thư rác, các đề xuất phim trên Netflix, etc.

Chúng ta đang ứng dụng công nghệ AI trong đời sống hằng ngày mà không hề hay biết đến sự tồn tại của nó.

Công nghệ AI đang tồn tại quanh ta trong vài thập kỉ trở lại đây, trở thành một sự hiển nhiên mà đôi khi chúng ta đã quên mất sự tồn tại của công nghệ này.

Tại sao AI lại quan trọng trong ngành khách sạn

Từ khi dịch bệnh bùng phát khắp thế giới, Việt Nam chịu không ít thiệt hại lớn, nhất là đối với ngành du lịch. Theo số liệu thống kê về tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008 – 2020 của Tổng Cục Du Lịch, năm 2018 thu được 637.00 nghìn tỷ với tốc độ tăng trưởng 17,7%, đến năm 2020 thu được 312.00 nghìn tỷ, tốc độ tăng trưởng – 58,7%, con số giảm mạnh đáng kể. Thống kê khác, theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch ITDR, tổng thu từ khách du lịch 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 138.150 tỷ đồng, giảm 45,42% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng lo ngại hơn, nhiều khách sạn phải đóng cửa vì không có khách, công suất giảm 20% so với trước đây. Nhiều phương án mới được đưa ra để duy trì hoạt động khách sạn lâu dài. Cụ thể như: cho thuê phòng trọ lâu dài, giảm nửa giá phòng để khuyến khích khách đặt phòng, hoặc buộc phải cắt giảm nhân lực, chi phí. Điều này đã kéo theo hệ lụy là sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Ứng dụng AI xuất hiện như một phương án tối ưu nhất trong thời điểm căng thẳng này.

Ngành khách sạn đang đối diện với khủng hoảng nhân lực trên toàn cầu, công nghệ AI góp phần giúp nhân viên khách sạn tối ưu các công việc với nguồn lực có hạn.

Góp phần giảm tải khối lượng công việc của nhân viên, công nghệ AI giúp nhân viên khách sạn hoàn thành công việc trong thời gian ngắn.

Với AI, quầy lễ tân của bạn sẽ không phải rối bời phân vân giữa việc tiếp đón khách đến nhận phòng, với cuộc điện thoại đang reo, hay ưu tiên trả lời câu hỏi của khách lưu trú đang đứng đợi tại quầy, hay giải đáp cho đồng nghiệp đang đợi nghe. Các cuộc điện thoại sẽ được phân hướng theo thuật toán đến các bộ phận phù hợp. Khách hàng giờ đây có thể dễ dàng check-in trực tuyến ngay trên điện thoại của họ. Các yêu cầu về buồng phòng được tiếp nhận ngay trên hệ thống của khách sạn. Mọi quy trình tự động hóa với công nghệ AI, sẽ giảm tải khối lượng lớn công việc cho nhân viên khách sạn. Ở một góc cạnh toàn diện hơn, với sự hỗ trợ của AI, khách sạn đang tiến gần hơn đến mô hình khách sạn thông minh – mô hình khách sạn của tương lai.

Nhược điểm của AI

Công nghệ AI đang phát triển vững mạnh và có những đột phá mới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, AI vẫn chưa đạt được mức hoàn hảo như nhiều người lầm tưởng. Dĩ nhiên, với những thuật toán phức tạp và quá trình học máy chuyên sâu, AI vẫn còn có những sai sót nhất định và khó tránh khỏi. Thêm vào đó, chi phí triển khai công nghệ AI đối với một số khách sạn là quá lớn. Để phân bổ ngân sách đầu tư trong thời điểm toàn ngành du lịch đang trên thềm tái khởi động là một bài toán khó.

Ứng dụng AI trong ngành khách sạn

Hiện công nghệ AI được ứng dụng rất mạnh mẽ tại các mô hình khách sạn thông minh như:

  • Robot để chỉ đường, trả lời câu hỏi của các khách hàng, và phục vụ giao đồ ăn/ quần áo giặt ủi đến bàn ăn/ phòng của khách hàng khi cần thiết. Tại một số khách sạn, Robot còn được sử dụng như một nhân viên vệ sinh thực thụ, giới hạn tiếp xúc trực tiếp của khách hàng và nhân viên giữa đại dịch COVID-19.
  • Nhận diện khuôn mặt tại quầy check-in hoặc tại các khu vực giới hạn của khách sạn
  • Gọi món phi tiếp xúc tại nhà hàng và tại phòng với QRMenu, thay đổi/ điều chỉnh món, thanh toán và phản hồi về chất lượng món ăn ngay trên điện thoại của khách.
Đặt món qua thực đơn số hóa dễ dàng với QRMenu với sự hỗ trợ của công nghệ AI.

Tương lai của ngành dịch vụ ăn uống – nhờ vào công nghệ AI – QRMenu cho phép khách hàng đặt món, điều chỉnh đơn hàng và thanh toán ngay trên thiết bị di động của mình.

  • Dự đoán giá phòng và quỹ phòng nhằm giúp khách sạn lên những dự toán vầ kế hoạch phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Phân tích dữ liệu khách hàng trong thời gian lưu trú để nâng cao cải thiện trải nghiệm của họ trong những kỳ lưu trú sau.
  • Và công nghệ AI còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác trong hoạt động vận hành của khách sạn mà CiHMS sẽ đi sâu hơn vào chi tiết ở bài viết sau.

Nhìn chung, ứng dụng AI trong ngành khách sạn rất đa dạng. AI không chỉ đơn thuần là xu hướng, mà đã trở thành một phần hiển nhiên trong hoạt động vận hành. Công nghệ này còn được tìm thấy trong các giải pháp quản lý khách sạn, điển hình như CiHMS. Tích hợp hầu hết các ứng dụng về AI kể trên, giải pháp quản lý khách sạn toàn diện CiHMS đã được nhiều khách hàng tin tưởng và triển khai tại hơn 40 khách sạn sau chưa đầy 1 năm ra mắt, vì độ tin cậy, tính bảo mật và an toàn cao cũng như hiệu quả mà giải pháp mang lại cho hoạt động kinh doanh của khách hàng là vô cùng ấn tượng. Để tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý khách sạn CiHMS, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn.

Learn More

Check-in trực tuyến: Giải pháp tiện ích cho khách sạn

Cuộc cách mạng công nghệ đã đổi mới hoàn toàn ngành khách sạn, từ mô hình vận hành truyền thống, nay đã trở nên chú trọng hơn trong việc mang lại những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa đến khách hàng. Đại dịch vừa qua là bàn đạp nhằm đẩy nhanh quá trình biến đổi này, giúp khách hàng cởi mở hơn trong việc đón nhận những công nghệ mới, mở ra khởi đầu của kỷ nguyên phi tiếp xúc trong ngành khách sạn. Nhận phòng trực tuyến (check-in trực tuyến) đã trở thành một bình thường mới, đây là động thái chính yếu giúp ngành khách sạn có thể tuân thủ theo những quy định nghiệm ngặt về khoảng cách và vệ sinh theo hướng dẫn của chính phủ trong phòng chống dịch COVID-19 trên thềm tái khởi động ngành, song song, cho phép khách sạn có cơ hội hiểu rõ hơn về khách hàng của minh ngay trước khi họ đến lưu trú.

Nhận phòng trực tuyến mang lại sự linh hoạt xuyên suốt quá trình.

Nhận phòng trực tuyến cho phép khách sạn tuân thủ những quy định và chính sách phòng chống COVID-19 hà khắc mà vẫn đảm bảo tốt trải nghiệm của khách hàng.

Vậy, check-in trực tuyến hoạt động như thế nào? Tại sao quy trình này không được các khách sạn xúc tiến nhiều? Bạn có đang lên kế hoạch để đưa nhận phòng trực tuyến vào cơ sở kinh doanh của mình? Hãy cùng CiHMS tìm lời giải đáp về công nghệ mới này ở bài viết ngày hôm nay nhé.

Những điều bạn cần biết về tính năng nhận phòng trực tuyến (Pre-check-in) cho khách sạn

Tính năng nhận phòng trực tuyến là gì?

Tính năng này cho phép khách hàng có thể tiến hành thủ tục nhận phòng ngay trên thiết bị di động của họ trước khi đặt chân đến cơ sở lưu trú. Khách sạn thường sẽ kích hoạt tính năng này trên các ứng dụng di động 24 tiếng trước giờ nhận phòng.

Chủ động trong việc nhận phòng là lợi ích không thể chối cãi.

Chức năng check-in trực tuyến được kích hoạt 24 tiếng trước giờ nhận phòng.

Tính năng check-in trực tuyến (Pre-check-in) là tính năng mới nhất được CiHMS phát triển trong Ứng dụng Khách hàng (CiHMS Guest App), trực thuộc giải pháp quản lý khách sạn CiHMS. Chúng tôi đặc biệt xây dựng tính năng này để tối giản quá quá trình nhận phòng cho các nhân viên lễ tân mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt, tiện lợi cho khách hàng.

Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, đặt phòng và giấy tờ tùy thân phù hợp để tiến hành nhận phòng. Trong đó, một hình tự chụp toàn mặt là bắt buộc, hệ thống sẽ tự đồng bộ dữ liệu này với thông tin chi tiết của khách hàng trên toàn bộ dữ liệu của khách sạn, cho phép tính năng nhận dạng khuôn mặt được kích hoạt khi khách hàng hoàn tất quá trình xác nhận với lễ tân tại tiền sảnh.

Tùy thuộc vào chính sách của khách sạn, khách hàng còn có thể lựa chọn phòng tại thời điểm làm thủ tục nhận phòng trực tuyến, chọn nhận phòng sớm, hay trả phòng trễ, đăng ký lưu trữ hành lý, hoặc các dịch vụ cộng thêm như các buổi trị liệu tại spa, các gói ăn, tour du lịch, v.v. Khách hàng còn có thể khai báo y tế trong quá trình tiến hành thủ tục trực tuyến bằng cách đính kèm ảnh chụp của hộ chiếu vắc xin hoặc thẻ xanh được công nhận bởi chính phủ (chứng nhận được cấp phát bởi phần mềm PC Covid).

Với tính năng mới Pre-check-in, ngay tại ứng dụng dành cho khách hàng, các thông tin cá nhân và khai báo y tế dễ dàng đính kèm trong quá trình làm thủ tục.

Với tính năng mới Pre-check-in, ngay tại ứng dụng dành cho khách hàng, các thông tin cá nhân và khai báo y tế dễ dàng đính kèm trong quá trình làm thủ tục.

Khi đã hoàn thành thủ tục nhận phòng, khách hàng có thể nhận được thông tin phòng lưu trú cùng với chìa khóa điện tử ngay tại màn hình xác nhận, hoặc chọn nhận thẻ thừ tại quầy lễ tân. Tuy nhiên, nhiều khách sạn chọn lựa không cung cấp số phòng cụ thể cho khách hàng cho đến khi họ đặt chân đến khách sạn để đảm bảo sự linh hoạt tối đa cho quỹ phòng.

Lợi ích của thủ tục check-in trực tuyến là gì?

Sự hài lòng của khách hàng

Theo báo cáo Sự phục hồi của ngành khách sạn theo dữ liệu năm 2020 cho thấy 71% khách hàng chọn các cơ sở lưu trú có cung cấp công nghệ tự phục vụ. Hãy thử tượng tượng sau một thời gian dài di chuyển từ nơi ở đến khách sạn, điều duy nhất mà bất kỳ người khách nào cũng mơ ước là được nghỉ ngơi thay vì xếp hàng chờ đến lượt mình làm thủ tục giấy tờ. Tạm biệt những hàng dài chờ đợi tại quầy lễ tân, nhận phòng ngay lập tức khi đến nơi. Vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.

Quick online check-in is available for guests to proceed the procedures flexibly.

Nhận phòng trực tuyến cho khách sự tự do và thoải mái tiến hành thủ tục tại gia hay bất kỳ nơi đâu một cách dễ dàng.

Giảm gánh nặng cho quầy lễ tân

Thủ tục nhận phòng trực tuyến giảm tải khối lượng công việc hành chính đáng kể cho quầy lễ tân, nhận phòng theo nhóm lớn cũng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Tính năng này được tích hợp trong giải pháp quản lý khách sạn, như giải pháp CiHMS, mang lại quy trình chuẩn hóa, tự động và đồng bộ xuyên suốt, giảm bớt vấn đề thiếu hụt nhân sự hiện hữu tại khách sạn, nâng cao trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Khách hàng được đề nghị cung cấp thời gian đến dự kiến, điều này cho phép khách sạn có kế hoạch chuẩn bị chu đáo hơn để phân bổ nhân viên chào đón khách hàng tốt hơn khi họ đến nơi.

Cải thiện quan hệ khách hàng

Với tính năng check-in trực tuyến, hầu hết các công việc như thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, giấy tờ tùy thân và thông tin đặt phòng đã được cung cấp từ trước, nhân viên của bạn có thể tập trung kết nối với khách hàng nhiều hơn để hiểu rõ và nhận biết nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong suốt hành trình của họ, đem lại một trải nghiệm cá nhân hóa đích thực.

Một hình thức tuyệt vời để “bán thêm” và “bán kèm”

Khách hàng thường khá khó tính và cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình đặt phòng, họ thường so sánh giá, tính năng, và dịch vụ mà các khách sạn cung cấp trước khi quyết định chọn nơi lưu trú. Tuy nhiên, càng gần ngày khởi hành, họ thường có xu hướng muốn nâng cấp hạng phòng, các gói trị liệu tại spa, những chuyến tham quan thành phó, dịch vụ đưa đón, đặt gói ăn, v.v Quá trình đưa ra những quyết định này diễn ra nhanh hơn nhiều tại nhà hơn là tại một quầy lễ tân bận rộn.

Tuân thủ chính sách khoảng cách an toàn giúp khách tự tin hơn

Tính năng check-in trực tuyến là giải pháp hoàn hảo trong việc duy trì các quy định về khoảng cách an toàn tại khách sạn, giúp giới hạn tiếp xúc trực tiếp giữa người và người ở mức tối thiểu, cho phép khách cảm thấy an toàn và an tâm. Khách sạn cũng có thể nâng tầm công nghệ phi tiếp xúc tại cơ sở của mình bằng cách tích hợp thêm tính năng thanh toán phi tiếp xúc hoặc thanh toán bằng công nghệ nhân diện khuôn mặt. Với giải pháp quản lý khách sạn xây dựng trên công nghệ điện toán đám mây như CiHMS, những tính năng này đều trở nên đơn giản trong triển khai.

Tính năng Pre-check-in còn cho phép khách thanh toán phi tiếp xúc qua ứng dụng của khách sạn.

Với Pre-check-in, khách dễ dàng tiến hành thanh toán phi tiếp xúc ngay tại ứng dụng của khách sạn.

Có những bất lợi nào cần xem xét?

Tiếp xúc và tương tác giữa người với người bị hạn chế

Đây được coi là một lợi ích lớn mà tính năng nhận phòng trực tuyến đem lại, nó cho phép khách hàng cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi có thể tránh tối đa tiếp xúc trực tiếp với nhân viên khách sạn, bên cạnh đó, nó cũng mang lại cho khách hàng cảm giác trống trải trong suốt kỳ lưu trú. Đối với những đối tượng khách hàng đi công tác, việc này sẽ trở nên khó khăn hơn vì họ đã quá quen với việc giao tiếp và trò chuyện cùng nhân viên khách sạn như trước đây. Nhiều khách hàng vẫn thích “được” làm thủ tục nhận phòng trực tiếp theo quy trình truyền thống, vì họ thật sự trân trọng quá trình này.

Kết nối Internet kém ổn định

Tương tự với các công nghệ phi tiếp xúc khác trong ngành khách sạn, điều tiên quyết trong việc triển khai các công nghệ này là chất lượng mạng Internet, và độ phủ sóng cao trên toàn cơ sở của bạn. Nếu không, hệ thống sẽ không thể đồng bộ dữ liệu kịp thời, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của khách sạn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, cần đảm bảo đường truyền Internet và hệ thống điện ổn định là điều thiết yếu để triển khai công nghệ nhận phòng trực tuyến.

Đầu tư vào phần mềm mới và khó khăn trong đào tạo đội ngũ lễ tân

Với giải pháp quản lý khách sạn hiện tại, tính năng nhận phòng trực tuyến có thể chưa được phát triển bởi nhà cung cấp, đơn giản là vì họ chưa bắt đầu nghiên cứu hoặc chưa nhận được nhiều yêu cầu để bắt đầu triển khai tính năng trên. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tự tìm kiếm một phần mềm bên thứ 3 có thể đáp ứng yêu cầu trên. Tuy nhiên, tích hợp phần mềm mới sẽ đem lại sự gián đoạn trong vận hành, bạn cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp sao cho đúng, và chi phí thì không hề rẻ. Chung quy, đầu tư tích hợp một phần mềm bên ngoài khó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh cho khách sạn bạn vào thời điểm như hiện nay. Việc cân nhắc xem quá trình nâng cấp này có nên hay không là rất quan trọng.

Nên hay Không nên?

Trong hành trình khách hàng, phân đoạn trước khi đặt chân đến khách sạn là giai đoạn quan trọng không kém những phân đoạn còn lại. Nó còn là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng bạn có được về khách sạn của bạn trước khi họ lưu trú. Cung cấp dịch vụ nhận phòng trực tuyến cho các khách lưu trú thể hiện nỗ lực và sự kiên định của bạn nhằm chủ động mang lại những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao đến với khách hàng của mình.
Ngành khách sạn vốn dĩ là ngành có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu bạn không thể theo kịp tốc độ cập nhật công nghệ mới so với các đối thủ cạnh tranh ngang tầm trong vùng, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng, đối tượng luôn hướng tới những đổi mới trong cuộc sống. Là một ngành lấy khách hàng là trung tâm, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, công nghệ nhận phòng trực tuyến còn cho phép ngành khách sạn tuân thủ các biện pháp an toàn nhất để bảo vệ khách hàng của họ khỏi những mối nguy hiểm khôn lường, thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ của họ xuyên suốt thời gian lưu trú.

Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết việc ứng dụng tính năng này không hề phức tạp. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp khách sạn đang cung cấp tính này như một tính năng bổ trợ trong giải pháp của họ. Để tìm hiểu cách tích hợp tính năng này ngay hôm nay, liên hệ với đội ngũ CiHMS để được chúng tôi giới thiệu về tính năng này một cách chi tiết hơn nhé.

Learn More

QRMenu – Công nghệ tương lai ngành dịch vụ ăn uống

Công nghệ phi tiếp xúc đã thay đổi hoàn toàn quy trình vận hành thường nhật của ngành khách sạn, và cũng là nguyên nhân chính cho sự tái sinh của công nghệ QR code trong đại dịch vừa qua. Theo Bit.ly – dịch vụ quản lý đường link truy cập cho biết, lượt tải xuống của phần mềm QR code tăng cao đột biến, đạt hơn 750% trong hơn 18 tháng qua. Công nghệ này đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc giảm tải khối lượng công việc khổng lồ đằng sau việc gọi / đặt món của ngành khách sạn – nhà hàng. Số hóa thực đơn (menu) nhà hàng, bảnh giá dịch vụ spa, và dịch vụ phòng với mã QR code trở nên rất dễ dàng chỉ với vài bước đơn giản. Chức năng QRMenu mới được cập nhật trong phân hệ Quản lý nhà hàng – POS của giải pháp quản lý khách sạn xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây CiHMS, cho phép bạn hiện thực hóa công việc trên một cách nhanh chóng. Vậy nguyên tắc hoạt động của công nghệ này là gì và cách thức áp dụng vào hoạt động vận hành của doanh nghiệp là như thế nào? Chúng tôi sẽ hé lộ cho các bạn trong bài blog ngày hôm nay nhé.

Một chức năng vừa được cập nhật cho phân hệ Quản lý nhà hàng - POS của giải pháp quản lý khách sạn toàn diện CiHMS

QRMenu – là một tính năng mới được cập nhật của phân hệ Quản lý nhà hàng – POS của giải pháp quản lý khách sạn mạnh mẽ CiHMS

QRMenu là gì?

QRMenu đơn thuần là một thực đơn (menu) được số hóa mà bạn có thể truy cập bằng chính điện thoại của mình qua việc quét mã vạch QR. Nếu bạn còn lạ lẫm với mã QR hay mã phản hồi nhanh, còn được biết đến là mã vạch ma trận dạng hình vuông, được phát minh cách đây gần hai thập kỷ bởi một công ty sản xuất ô tô của Nhật.

Mã QR bắt đầu được sử dụng nhiều trong ngành khách sạn và nhà hàng từ khi đại dịch COVID-19 hoành hành, vì khả năng giảm thiểu việc lây lan virus cũng như trấn an những lo ngại và dè chừng của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ăn uống tại chỗ. Mã QR có thể được in ra từ máy in của doanh nghiệp rồi dán trực tiếp lên bàn, quầy lễ tân hoặc bất kỳ nơi đầu mà khách sạn cho là hợp lý. Khách hàng không những có thể tiếp cận đến thực đơn của khách sạn, gọi món, thanh toán, mà còn có thể gửi phản hồi về trải nghiệm của mình – một bước tiến lớn và khó có thể đạt được từ bản thực đơn giấy thông thường.

Lợi ích của QRMenu

Nhiều lợi ích mà QRMenu mang đến cho doanh nghiệp mà chúng ta khó có thể bỏ qua như:

  1. Điều chỉnh đơn giản và tính linh hoạt cao: Việc thay thế bằng thực đơn điện tử cho phép các nhà hàng có thể thoải mái chỉnh sửa nội dung thực đơn mà không phải bận tâm với khoản chi tiêu cho việc in ấn lại menu. Tất cả các công đoạn thay đổi giá, áp dụng giá khuyến mãi theo khoảng thời gian trong ngày hoặc có nhiều loại menu khác nhau cho bữa sáng, trưa và tối cũng không còn là việc ngoài tầm với.
  2. Công cụ tiếp thị sáng tạo và độc đáo: Tự do sáng tạo trong thiết kế, sắp xếp bố cục thực đơn, và thử nghiệm hiệu quả của từng thực đơn điện tử. Thoạt nghe có vẻ khó nhằn nhưng trên thực tế là ngược lại. Hãy thử sử dụng nhiều loại hình thiết kế, di chuyển các phần thực đơn, để có thể đánh giá được loại hình thiết kế nào phù hợp với doanh nghiệp nhất. Đặc biệt, với các chiến dịch quảng cáo và giảm giá, thu hút khách hàng với những tiêu đề bắt mắt và nổi bật trong thực đơn, vận dụng yếu tố màu sắc và phông chữ.
  3. Xu hướng công nghệ bền vững trong ngành khách sạn: trên thực tế, QRMenu là một trong những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ phi tiếp xúc, góp phần thúc đẩy các khách sạn áp dụng các công nghệ bền vững trong ngành khách sạn một cách toàn diện. Khách hàng giờ đây sẽ có cơ hội trải nghiệm công nghệ phi tiếp xúc với QRMenu trong dịch vụ ăn uống tại cơ sở lưu trú từ việc quét mã QR để đặt món đến việc nhận món ăn phục vụ ngay tại bàn.
    Bắt kịp xu hướng công nghệ phi tiếp xúc với QRMenu, mang lại một trải nghiệm phi tiếp xúc hoàn chỉnh cho dịch vụ ăn uống tại chỗ trong tầm tay khách hàng.

    QRMenu is một ứng dụng thực tế của công nghệ phi tiếp xúc ngành khách sạn giúp giảm thiểu việc lây lan của virus cho cả khách hàng và nhân viên.

  4. Thân thiện với môi trường và giảm thiểu chi phí: QRMenu loại bỏ việc sử dụng bản thực đơn giấy một cách triệt để. Không còn phải lo ngại việc in ấn / in lại thực đơn theo mùa hoặc khi thay đổi chương trình khuyến mãi. Khối lượng giấy sử dụng xuyên suốt năm và nguồn tài chính để duy trì việc in ấn được tiết kiệm đáng kể khi thay thế hoàn toàn thực đơn giấy bằng thực đơn điện tử.
  5. Rút ngắn thời gian gọi món: Khách hàng có thể tận dụng thời gian chờ đợi nhà hàng sắp xếp chỗ ngồi để chọn món ăn trong thực đơn điện tử, nhất là đối với một nhóm đông. Khách sạn có thể cắt ngắn thời gian xuống mức tối thiểu khi mở cổng đăng ký đặt món ăn ngay trực tiếp trên đường link truy cập thực đơn điện tử của mình, xuyên suốt quá trình vận hành của khách sạn và nhà hàng từ gọi món đến bếp, đẩy nhanh tốc độ phục vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu năng suất làm việc của nhân viên, bỏ qua các quy trình làm việc dư thừa.
  6. Tích lũy dữ liệu lớn: Khối lượng dữ liệu lớn và vô giá nhận được trong quá trình vận hành nhắc nhở các chủ khách sạn phải sớm bắt đầu tận dụng kho dữ liệu quý báu này trong kinh doanh. Xử lý dữ liệu để cải tiến thực đơn cho phù hợp nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng lưu trú. Cũng như Bo Peabody, nhà sách lập và chủ tịch điều hành Seated, đã chia sẻ: “Nếu bạn đang kinh doanh một nhà hàng không nhận đặt chỗ trước, bạn sẽ không biết khách hàng mình là ai cho đến khi họ tiến hành thanh toán hóa đơn. Điều mà mã QR mang lại là cho phép bạn nhận biết được đối tượng khách hàng của mình và điều họ mong mỏi trước khi họ ngồi vào bàn ăn.” Tóm lại, mã QR giúp bạn có được sự ngầm hiểu về khách hàng (customers’ insights) mà không cần phải tốn chi phí khổng lồ cho các dự án tìm hiểu thị trường.
  7. Một giải pháp cho vấn nạn thiếu hụt nhân lực hiện tại: QRMenu giúp các khách sạn và nhà hàng có thể vận hành nhanh chóng hơn với số lượng nhân lực có giới hạn của doanh nghiệp, cũng là điều mà Giám đốc điều hành của Toast – Chris Comparato đồng tình. Không cần nhân viên gọi / đặt món, hãy để việc làm ngốn nhiều thời gian này cho khách hàng của bạn.

Cách thiết lập QRMenu

Trước hết, bạn phải hoàn tất việc tạo thực đơn / bảng giá dịch vụ cho khách sạn / nhà hàng của mình. Đây có lẽ là phần thú vị nhưng không kém phần hóc búa trong cả quá trình. Từ việc chọn lựa thiết kế theo định hướng cổ điển hoặc đương đại với cách sử dụng phông chữ và hình ảnh táo bạo, hay cách sử dụng hình ảnh minh họa chọn lọc cho các món ăn điển hình hoặc cho toàn bộ thực đơn, đến việc giữ một thực đơn xuyên suốt cho các buổi trong ngày hay từng thực đơn cho mỗi bữa riêng biệt? Một thực đơn điện tử cho người dùng tự do sáng tạo mà vẫn có thể ẩn chứa đầy đủ thông điệp bổ ích cần thiết. Vì ấn tượng đầu tiên luôn rất quan trọng. Luôn kiểm tra và xem xét điều gì phù hợp với doanh nghiệp để có thể thay đổi kịp thời, nhằm đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp.
QRMenu là một tính năng mới được phát triển của phân hệ Quản lý nhà hàng – POS trong giải pháp quản lý khách sạn của CiHMS. Tính năng giúp các khách sạn và nhà hàng có thể chủ động tạo ra các mã QR cho từng bàn hoặc phòng riêng biệt, để khách hàng có thể truy cập vào thực đơn / bảng giá của khách sạn / nhà hàng mọi lúc mọi nơi trong nhịp độ của bản thân.

Với QRMenu, việc số hóa thực đơn trở nên cực kỳ đơn giản.

Thiết lập QRMenu chỉ trong vài bước đơn giản.

Để tạo ra mã QR theo yêu cầu, chủ khách sạn cần quy định rõ mã từng QR code cho bàn / phòng nào, với các trường phù hợp bao gồm số tầng, khu vực, và trạng thái hoạt động (đang hoạt động / tạm dừng hoạt độnt). Sau khi hoàn thành công đoạn này, mã QR code có thể được in ra và dán lên địa điểm sử dụng. Đó cũng là toàn bộ quá trình hình thành một mã QR. Đơn giản phải không nào?

Sự linh hoạt của QRMenu là vô cùng ấn tượng. Bạn có thể cài đặt để khách hàng có thể truy cập vào một thực đơn định sẵn, hoặc nhiều thực đơn khách nhau tùy vào thời điểm truy cập trong ngày chỉ với một mã QR. Bạn cũng có thể tạo ra những mã QR khách nhau tương ứng với mỗi loại thực đơn (bữa sáng / bữa ăn nửa buổi / bữa trưa / bữa tối), và để khách điền vào số bàn của họ trước khi gọi món.

Mã QR sử dụng cho dịch vụ phòng cũng hoạt động theo nguyên lý tương tự. Thay vì phải in các mã QR riêng biệt cho từng phòng, các chuỗi khách sạn lớn giữ nguyên mã QR sử dụng dụng cho các phòng trong hệ thống và bắt buộc khách hàng khai báo số phòng của họ nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ gọi món / đặt các dịch vụ kèm theo.

Những nhược điểm của QRMenu

Kết nối mạng kém

Hiểu về nguyên tắc hoạt động của QRMenu, bạn có thể nhận thấy chức năng này khó có thể hoạt động suôn sẻ trong khu vực không có kết nối Internet ổn định. Nếu bạn vẫn muốn áp dụng tính năng này vào donah nghiệp của mình, đầu tư vào một hệ tầng mạng ổn định cho doanh nghiệp của mình là một ưu tiên hàng đầu. Với một hạ tầng Internet vững chãi sẽ giúp bạn thu được nhiều lợi ích đường dài trong những khâu vận hành khác, một khoản đầu tư mà chắc chắn rằng khi nhìn lại bạn sẽ hối hận vì đã không đầu tư sớm hơn.

Hạ tầng mạng là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ ứng dụng phi tiếp xúc nào của ngành khách sạn.

Xây dựng một hệ tầng mạng ổn định sẽ đem lại giá trị đường dài cho doanh nghiệp.

Sức mạnh của thói quen

Một bất lợi mà QRMenu phải đối mặt là việc từ chối thay đổi thói quen từ phía người dùng. Những bước đổi mới mang tính sáng tạo về công nghệ thường nhận được hưởng ứng từ các thế hệ khách hàng trẻ tuổi còn được biết đến là thế hệ thiên niên kỷ. Thế hệ Y đang dần thay đổi và định hình ngành khách sạn mặc cho thế hệ khách hàng có tuổi – thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (baby bommers) vẫn thường e dè và khó thích nghi trước những xu hướng mới.

“Mọi người có những mức chấp nhận khác nhau trong công nghệ kỹ thuật số đương đại. Nhiều người vẫn ưu ái và thích thú với việc đặt món bằng việc quét mã với điện thoại của mình, trong khi số khác vẫn giành tình cảm đặc biệt với hình thức đặt món truyền thống qua bằng thực đơn giấy.”

– Giám đốc điều hành của Dine Brands – John Peyton đã từng nói.

Mã QR đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây sau gần một thập kỷ mất hút. Kỷ nguyên bình thường mới buộc ngành khách sạn trở nên chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ bền vững trong vận hành, bước ra khỏi cách làm truyền thống vốn có và khám phá những khả năng mới để có thể thu hút khách hàng tự tin và phấn khởi quay trở lại sử dụng dịch vụ. Ngoài QRMenu, còn có rất nhiều những công nghệ bền vững mà ngành khách sạn có thể ứng dụng. Không có một giải pháp nào là chu toàn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta cũng đang rất gần ngưỡng cửa đó.

Thời đại công nghệ phi tiếp xúc đã đến, đừng để mình bị bỏ lại phía sau vì mãi chần chừ. Hãy huấn luyện nhân viên của mình thật tốt để có thể thích nghi với những thay đổi, khuyến khích khách hàng tương tác để nhận ra những lợi ích mà họ chưa được biết đến. Thích thú với tính năng QRMenu và muốn được trải nghiệm QRMenu trên thực tế? Hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ CiHMS để được hỗ trợ và tư vấn về sản phẩm.

Learn More

Portrait,Of,Asian,Girl,And,Boy,Whatching,Something,Interesting,On

Xu hướng du lịch thế hệ thiên niên kỷ định hình ngành khách sạn năm 2022

Thế hệ thiên niên kỷ (Millennials) được xem là một thế hệ điển hình với những trào lưu và nét nổi trội khác biệt, đây cũng là thế hệ góp phần lớn trong sự phát triển của ngành du lịch khi sẵn sàng chi tiền để có thể trải nghiệm được nhiều điều mới mẻ. Vậy xu hướng du lịch của thiên niên kỷ trong năm 2022 là gì? Hãy cùng CiHMS khám phá về các xu hướng này trong bài viết ngày hôm nay.

Đáp ứng được kỳ vọng của thế hệ thiên niên kỷ là điều kiện quan trọng trong việc giữ chân phân khúc khách hang đặc biệt này – cũng là phân khúc khách hang có mức chi tiêu lớn nhất trong ngành du lịch và khách sạn.

Thế hệ thiên niên kỷ là phân khúc khách hang lớn nhất toàn cầu hiện nay, đặc biệt là đối với ngành du lịch, khách sạn và lưu trú.

Thế hệ thiên niên kỷ bao gồm những ai?

Thế hệ Thiên niên kỷ (hay còn gọi là Gen Y) là những người được sinh trong những năm 1981 – 1997. Đây cũng là thế hệ với sự gia tăng đột biến, chiếm hơn 27% dân số thế giới, khoảng 2 tỷ người và hơn 38% dân số Việt Nam, theo các nhà nhân khẩu học tại trung tâm nghiên cứu Pew. Còn theo Diễn đàn kinh tế thế giới định nghĩa, thì thế hệ Thiên niên kỷ là những người được sinh ra trong giai đoạn năm 1980 và 1994, khoảng 1.8 tỷ người, chiếm hơn 23% dân số thế giới. Thế hệ này cũng được tiếp cận nhiều với các thiết bị kỹ thuật số, thông tin online và các trang mạng xã hội. Cùng với đó, theo Bernstein nhận định Millennials hiện đang dẫn đầu trong lực lượng lao động và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, với gần 50% lực lượng lao động trên toàn cầu (tính đến năm 2020).

UNWTO (World Tourism Organization – Tổ chức du lịch Thế Giới) nhận định Millennials chính là một thế hệ vàng mà ngành du lịch cần quan tâm hàng đầu hiện nay. Với niềm đam mê du lịch của gen Y, UNWTO đã có dự báo về năm 2022 số lượng khách du lịch của thế hệ này tăng khoảng 300 triệu chuyến đi và sẽ còn tăng nữa trong tương lai. Theo thống kê, trung bình một người thuộc gen Y dành khoảng 35 ngày/năm để du lịch. Sự hài lòng của dịch vụ khách hàng là chiếc chìa khóa quan trọng cho lòng trung thành của khách hàng với thế hệ này.

Thế hệ vàng – chính là thế hệ thiên niên kỷ, bao gồm các đối tượng sinh vào khoảng năm 1980s đến 1990s mà không có số bắt đầu và kết thúc chính xác.

Thế hệ Y được sinh ra trong sự phát triển vượt bật của công nghệ, được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất nhỏ, hành vi và suy nghĩ của thế hệ Y không giống những phân khúc khách hàng khác.

Định hướng hành động dựa trên thiết bị di động và mạng xã hội

Hầu hết thế hệ thiên niên kỷ đều ưa thích và sử dụng công nghệ trong cuộc sống hằng ngày. Họ luôn thường xuyên nghiên cứu các nơi tham quan, lịch trình, phương tiện, địa điểm lưu trú mà mình sắp đặt chân tới. Đến 74% sẽ tìm kiếm và tra cứu rất kỹ cho những chuyến đi tiếp theo, 87% sử dụng Facebook để tìm cảm hứng trong việc đặt chỗ cho chuyến du lịch cận kề, và hơn 50% sử dụng Twitter với mục đích tương tự (theo báo cáo tổng hợp từ Condor Ferries). Họ muốn tìm hiểu về nó trước khi đặt lòng tin hoàn toàn. 97% thú nhận rằng họ sẽ chia sẻ hình ảnh về chuyến đi của mình trên các trang mạng xã hội. 2 trong số 3 người sẽ cập nhật dòng thời gian ít nhất 1 lần trong ngày.

Nắm được những điểm đặc trưng mà thế hệ Y thường quan tâm, bộ phận tiếp thị của ngành khách sạn có thể nhắm đến các đối tượng mục tiêu nhằm quảng bá dịch vụ du lịch của mình thông qua các mạng xã hội để tối đa hóa doanh thu. Việc cung cấp thêm những trải nghiệm thú vị và độc đáo cũng là một trong những yếu tố thu hút thế hệ này trải nghiệm nhiều hơn các dịch vụ của khách sạn trong thời gian lưu trú.

Khuyến khích họ chia sẻ trên các trang mạng xã hội cá nhân đổi lấy các phiếu giảm giá vouchers và những dịch vụ hậu mãi khác cũng đem lại lợi ích cho khách sạn trong việc đạt được độ phủ thương hiệu mong muốn nhưng vẫn đảm bảo khách lưu trú hài lòng với những dịch vụ khuyến mãi kèm theo.

Tận dụng các thói quen hoạt động trên nền tảng mạng xã hội của thế thệ thiên niên kỷ, khách sạn có thể dễ dàng tiếp cận phân khúc này qua các tài nguyên có sẵn của mình.

Thế hệ thiên niên kỷ lớn lên gắn liền với các thiết bị di động. Tích cực xuất hiện thường xuyên trên các mạng xã hội là thói quen khó có thể thay đổi được của phân khúc khách hàng này. Đồng thời cũng giúp khách sạn dễ dàng tiếp cận hơn với các nền tảng xã hội hiện có.

Một số khách sạn còn ứng dụng việc tặng dịch vụ cộng thêm, giảm giá sản phẩm hay áp dụng các chương trình khuyến mãi cho hội nhóm,….tăng các gói bán cộng thêm cho các đối tượng Y và đạt được nhiều hiệu quả khách quan. Khách sạn được hưởng lợi từ việc quảng bá hình ảnh đến bạn bè cùng chung đối tượng khách hàng ở mức phí thấp hơn rất nhiều so với việc đổ tiền vào các dự án marketing thuần túy, hoặc chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội phổ biến.

Du lịch trải nghiệm

Nếu thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomers, thế hệ trước thiên niên kỷ, Millennials) cho rằng việc đi du lịch là vấn đề xa xỉ phải chi rất nhiều tiền, vì họ lớn lên trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu, thì với thế hệ này du lịch như là một phần của cuộc sống, một thói quen và một nhu cầu thiết yếu không thể thay thế. Không định giá các chuyến du lịch bằng tiền bạc, thế hệ Y mong muốn đi du lịch để trải nghiệm, để thấu hiểu bản thân, giải tỏa sau căng thẳng thời gian vùi đầu vào công việc hay tìm lại chút bình yên cho tâm hồn.

Qua khảo sát của Expedia, 74% thế hệ thiên niên kỷ sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm hơn là sở hữu một món đồ trên thực tế. 58% ưu tiên chọn lựa những khách sạn có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ, 35% tìm kiếm những trải nghiệm thượng lưu từ những khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Một số ít, có gia đình và du lịch với con nhỏ sẽ ưu tiên chọn dịch vụ lưu trú của Airbnb. Điều này chứng minh thế hệ Y đề cao các trải nghiệm. Các khách sạn có thể tận dụng lợi thế này để tiếp thị trải nghiệm du lịch một cách cá nhân hóa hơn: mạo hiểm, khám phá và tìm lại bản thân đến với thế hệ Y.

Khác với các thế hệ khác, Millennials ưa thích các trải nghiệm khác biệt hơn là những khái kỳ nghỉ đại trà, chung chung được tiếp thị từ những tập đoàn doanh nghiệp. Họ trân trọng việc trải nghiệm cuộc sống dân bản địa, ăn các món địa phương, nghe nhạc bản xứ và đam mê tự tay làm những món thủ công của riêng mình.

Thích trải nghiệm hơn là sỡ hữu những vật chất hiện hữu, thế hệ thiên niên kỷ đang tìm kiếm những trải nghiệm thật sự hơn là những gói du lịch theo tour được sắp xếp sẵn.

Tận hưởng văn hóa, mạo hiểm và những trải nghiệm mang tính gần gữi thay vào những trải nghiệm mang tính đại trà, thương mại hóa là nét khác biệt trong sở thích du lịch của thế hệ thiên niên kỷ.

Trách nhiệm với môi trường

Có thể nói, thế hệ Y là thế hệ tiên phong trong xu hướng du lịch bền vững. Với ý thức và trách nhiệm cao về môi trường, họ luôn ủng hộ các mô hình doanh nghiệp theo xu hướng bền vững. Nhất là trong ngành khách sạn và du lịch, đây là ngành hiện đang được kêu gọi để nâng cao ý thức đổi xanh cùng với cộng đồng.

Đó cũng là lý do tại sao xu hướng du lịch bền vững lại có những tác động mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Nhiều nơi trên thế giới, và cả ở Việt Nam, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp du lịch, lữ hành và lưu trú tích cực đổi mới và trở thành ngành công nghiệp xanh toàn diện trong tương lai. Điều này trở nên dễ dàng hơn cho các chủ khách sạn với sự hỗ trợ từ công nghệ. Ứng dụng công nghệ bền vững của mô hình khách sạn thông minh là câu trả lời từ phía ngành khách sạn với cộng đồng trong bài toán bền vững, thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía Gen Y, đến 73% thế hệ Y hướng đến kỳ nghỉ tại các khách sạn thân thiện với môi trường cho các chuyến du lịch tiếp theo.

Ảnh hưởng mà thế hệ thiên niên kỷ mang đến là rất lớn, đặc biệt là với ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Góp phần định hướng và định hình xu hướng du lịch trong ngành khách sạn trong năm 2022 và nhiều năm tới, với thị phần người sử dụng dịch vụ Gen Y là phần lớn. Vì vậy ngành khách sạn cần cập nhật xu hướng mới nhất và điều chỉnh các dịch vụ theo hướng công nghệ, cá nhân hóa sao cho phù hợp để giữ chân thị phần khách hàng tiềm năng nhất hiện nay.

Learn More

1999230791

Xu hướng công nghệ ngành khách sạn trong năm 2022

Chúng ta đã chính thức bước vào năm 2022, mọi người hẳn cũng đã có những dự đoán về các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn của riêng mình. Điều này là cấp thiết vì nó giúp ích cho việc chuẩn chỉnh kế hoạch chiến lược trong năm của khách sạn bạn trong việc ứng dụng và đổi mới. Những xu hướng công nghệ này là gì? Hãy cùng CiHMS tìm hiểu và khám phá các xu hướng nổi bật của công nghệ ngành khách sạn trong năm nay.

Công nghệ đang thay đổi từng ngày buộc ngành khách sạn phải cập nhật theo các xu hướng mới, nhất là trong năm nay 2022.

Đây là các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn trong năm 2022 mà chúng tôi dự đoán.

Ứng dụng khách sạn cho khách hàng

Điện thoại thông minh đang trở thành một phần tất yếu trong trải nghiệm của các du khách. Xây dựng một ứng dụng điện thoại chuyên dụng để giúp khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp với khách sạn, thanh toán các khoản chi phí, nhận và trả phòng trực tuyến, đồng thời là chìa khóa phòng kỹ thuật số, hoặc dùng để liên hệ với bộ phận lễ tân và nhiều hơn thế nữa trải nghiệm một hành trình với công nghệ không tiếp xúc một cách hoàn chỉnh nhất. Giảm tải mọi quy trình phức tạp và cho phép khách sạn dễ dàng kết nối, trao đổi cùng khách hàng của mình trên ứng dụng.

Công nghệ AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bứt phá từng ngày, trở nên vững mạnh và đáng tin cậy về những lợi ích mà nó đang và sẽ đem đến. Dần dần, AI đang thay thế con người hoàn thành những công việc vặt, những việc mang tính thường nhật, lặp lại và nhàm chán để các nhân viên có thể tập trung vào công việc sở trường của họ, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. Điều này giúp cải thiện tối đa hiệu suất làm việc và góp phần phân bổ nguồn nhân lực cho khách sạn một cách hiệu quả hơn.

Công nghệ nhân tạo còn có khả năng phân tích dữ liệu và số liệu khô khan hỗ trợ các chủ khách sạn đưa ra các quyết định tốt hơn, kiến nghị những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cực cao cho những lần lưu trú sau của khách hàng. Những thông tin thu thập được còn góp phần xây dựng các chiến dịch nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút các phân khúc khách hàng tiềm năng.

Lợi ích mà công nghệ nhân tạo AI mang lại là khó có thể phủ nhận được. Nó còn mang đến những cơ hội và một văn hóa điều khiển bằng dữ liệu đến ngành khách sạn lưu trú.

Công nghệ AI đã có những ảnh hướng nhất định lên ngành khách sạn, trong việc hỗ trợ con người những công việc thường nhật để họ có thể tập trung làm tốt sở trường của mình.

Công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)

Những công nghệ này mô phỏng thế giới thực, giả lập không gian thực tế trong môi trường kỹ thuật số. Nhiều khách sạn đã ứng dụng công nghệ thực tế tảo (VR) vào các tour khách sạn ảo. Tính năng này cho khách hàng có thể “cảm nhận” được hoàn cảnh , môi trường, bầu không khí cũng như các trang thiết bị, cơ sở vật chất tại khách sạn.

Trong khi công nghệ VR có thể “chuyển” hoạt cảnh xung quanh vào thế giới ảo một cách trọn vẹn. Công nghệ thực tế tăng cường (AR) hướng về việc cải thiện môi trường hiện tại trong thời gian thực. Ứng dụng công nghệ AR tại khách sạn dễ dàng hơn với tai nghe và mắt kính AR. Với những dụng cụ bổ trợ này, khách hàng có thể tự mình khám phá khách sạn qua “đôi mắt” AR, hòa mình vào tour hướng dẫn với nhiều thứ tiếng.

Nhiều người đã có những so sánh không đúng giữa AR và VR mà không thực sự hiểu giá trị cốt lõi của hai công nghệ này. Trên thực tế, chúng cộng hưởng lẫn nhau và khá tốn kém trong chi phí triển khai. Đổi lại, chúng mang lại những trải nghiệm vô cùng đặc biệt và thõa mãn cho khách hàng.

Ngành khách sạn đã nhiều lần bỏ ngỏ về công nghệ VR và AR vì ngân sách có giới hạn mà không hiểu rõ lợi ích thiết thực mà hai công nghệ này mang đến.

Công nghệ AR và VR đã có mặt nhiều thập kỉ, và cuối cùng đã thâm nhập vào ngành khách sạn, mang đến những lợi ích trực quan hóa hình ảnh cho cả chủ khách sạn và khách hàng.

Công nghệ thông minh hay công nghệ mang tính bền vững

Với công nghệ tối tân hiện đại, các chủ khách sạn có thể lập trình cho phép hệ thống ánh sáng bật, tắt, làm dịu hoặc sáng hơn tại một số khu vực nhờ cảm biến tích hợp của camera theo chế độ cài đặt từ trước của khách sạn. Mọi thứ được tiến hành hoàn toàn tự động nhờ vào công nghệ thông minh từ sảnh chung đến phòng riêng của các khách hàng. Công nghệ mang tính bền vững góp phần tiết kiệm năng lượng tối đa.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt

Nghe có vẻ phi thường và đột phá vài năm trước, nhưng lại là xu hướng của hiện tại. Công nghệ đã ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, vậy tại sao không thể triển khai rộng rãi trên các phương diện khác? Tại một số mô hình khách sạn thông minh đang hoạt động trên thế giới, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được dùng vào vận hành của khách sạn, giúp khách hàng sử dụng thang máy, là chìa khóa để ra/vào phòng lưu trú, và sử dụng các trang thiết bị tại cơ sở: nhanh chóng, không cần giấy tờ hoặc thẻ từ/ chìa khóa vật lý, các dữ liệu khách hàng cũng được lưu trữ ngay trên hệ thống.

Dữ liệu lớn (Big Data)

Khách sạn mở cửa chào đón khách đến lưu trú hằng ngày, khối lượng thông tin đầu vào là vô cùng khổng lồ. Vậy, những dữ liệu này sẽ đi về đâu? Khi được nhập liệu vào hệ thống, các dữ liệu này sẽ được phân loại và xử lý để phân tích hành vi khách hàng, biến thành các dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định mang tính chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình này miêu tả chính xác cách thức hoạt động của Dữ liệu lớn. Đó là một bộ sưu tập các dữ liệu khách hàng nhằm tạo ra các sự thật ngầm hiểu giúp khách sạn có thể cá nhân hóa các trải nghiệm của khách hàng trong những lần lưu trú sau.

Thuật toán dữ liệu lớn cho khách sạn khả năng hiểu sở thích của khách hàng để có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách lưu trú.

Có rất nhiều số liệu được nhập liệu hằng ngày từ quầy lễ tân của khách sạn mà không được sử dụng vào điều gì cả. Những dữ liệu này chính là dữ liệu lớn, nên được xử lý và phân tích để phục vụ cho việc cải thiện trải nghiệm lưu trú của khách hàng.

An ninh mạng

Với số lượng dữ liệu khủng từ các khách hàng bao gồm các thông tin bảo mật như danh tính khách hàng, thông tin thẻ tín dụng, v.v mà các tin tặc không ngần ngại bỏ ra thời gian và công sức nhầm chiếm giữ các dữ liệu này khi phát hiện được bất kỳ kẽ hở an ninh mạng nào lộ ra. Vì đại dịch gần đây, nhiều du khách đến khách sạn để kết hợp du lịch và làm việc từ xa, nên việc bảo mật thông tin trở nên cấp thiết. Nâng cấp hạ tầng mạng nhằm xiết chặt an ninh mạng là điều kiện tiên quyết tiền đề cho các khách sạn để ứng dụng nhiều công nghệ hơn trong tương lai.

Phần mềm dịch vụ (the SaaS)

Hầu hết các công nghệ được nhắc đến bên trên đều có thể được đóng gói bán theo sản phẩm mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS). Kinh tế hơn, và được xây dựng trên nên tảng công nghệ đám mây, các mô hình sản phẩm dịch vụ này dễ dàng mở rộng theo nhu cầu và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Cắt giảm các gánh nặng tài chính đầu tư phần cứng, các công tác bảo trì/nâng cấp phức tạp, và trên hết phải duy trì đội ngũ nhân viên hỗ trợ IT cho hệ thống server 24/7. Việc đón nhận các sản phẩm phần mềm dịch vụ theo mô hình SaaS đã và đang thay đổi bộ mặt ngành khách sạn trong việc tích cực cải thiện hệ thống vận hành cổ điển để có thể tăng trưởng hiệu quả và kinh tế.

Mô thức tư duy về sản phẩm phần mềm dịch vụ đăng ký theo tháng đã nhận được sự quan tâm của ngành khách sạn gần đây. Sản phẩm theo mô hình SaaS đảm bảo rằng nó sẽ được xây dựng trên hạ tầng điện toán đám mây, không cần đầu tư về phần cứng, cài đặt nhanh chóng và không có chi phí bảo trì. Mọi thứ sẽ được nhà cung cấp xử lý.

Sản phẩm phần mềm dịch vụ mô hình SaaS đã có từ lâu, tuy nhiên chỉ mới ngành khách sạn ủng hộ gần đây khi chứng minh được sự hiệu quả và hiệu suất cao.

Vô hình chung, SaaS cũng tái khẳng định về công nghệ của giải pháp quản lý khách sạn trong tương lai phải như thế nào. Xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây, linh hoạt, dễ tích hợp với các công nghệ khác là điều bắt buộc . Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện – CiHMS cũng không nằm ngoài khuôn khổ này. Cùng với công nghệ Open API, việc tích hợp với các phần mềm thứ 3 sẽ không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào.

Ngành khách sạn đã và luôn là một ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh cao. Công nghệ vẫn không ngừng thay đổi và đang len lỏi trở thành trụ cột vững chắc cho tương lai của ngành khách sạn. Cho phép các khách sạn có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đến các khách hàng, tối ưu hóa vận hành và nguồn nhân lực, giảm chi phí, nhưng vẫn bắt kịp với xu hướng hiện tại. Giúp các khách sạn thích ứng tốt hơn, hình thành các quyết định chiến lược dựa trên số liệu, cải tiến quy trình và tiếp tục đổi mới.

Như Jeanne W. Ross, hiệu trưởng trường đại học MIT Sloan lừng danh, chuyên gia về Nghiên cứu các hệ thống công nghệ thông tin, từng chia sẻ:

“Rõ ràng là, sự đổi mới ở đây không phải là công nghệ – mà chính là bạn.”

Không ai biết trước tương lai đang chờ đón điều gì ở chúng ta. Các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn trong năm 2022 không có nghĩa là chúng ta phải ứng dụng toàn bộ các công nghệ cùng lúc. Bắt đầu từ những công nghệ mang lại lợi ích và giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, mọi công nghệ còn lại bằng cách này hay cách khác, sẽ tiếp nối theo sau.

Learn More

1705732669

Thực trạng thiếu hụt nhân sự trong ngành khách sạn

Trong giai đoạn từ 2020 đến năm 2021, 40.9% nhân sự ngành khách sạn Việt Nam được ghi nhận là không có bất kỳ thu nhập từ công việc, và 40.4% chỉ nhận được ít hơn một nửa thu nhập theo khảo sát gần đây từ Hoteljob. Thời đại bình thường mới buộc ngành khách sạn toàn cầu một lần nữa phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhận lực để tiến hành việc khôi phục lại hoạt động vận hành của mình. Các nhà quản lý nhân sự tích cực lên kế hoạch chiến lược trong tuyển dụng, mong đủ cuốn hút các ứng viên tìm năng lấp vào chỗ trống nhân lực của doanh nghiệp. Quá trình này cần rất nhiều thời gian, và không thể hiện thực hóa trong thời gian ngắn. Để khách sạn có thể hoạt động kịp thời, chúng ta đã tìm đến những công nghệ hiện hữu để bổ trợ. Hiểu rõ việc công nghệ không thể thay thế hoàn toàn công việc của con người, nhưng ít nhiều giúp tự động hóa những nút thắt mà không cần sự can thiệp thủ công của con người, đồng bộ báo cáo về hiệu suất công việc phục vụ quá trình ra quyết định. Trong bài viết ngày hôm nay, CiHMS muốn cập nhật cho mọi người về các công nghệ hiện có trong ngành khách sạn giúp vượt qua khó khăn thiếu hụt về mặt nhân lực.

Hoạt động vận hành trong ngành khách sạn đang bị tạm dừng tong viễn cảnh nhân lực bị khủng hoảng. Dựa vào các công nghệ hiện tại của ngành khách sạn là lựa chọn tối ưu nhất cho các chủ khách sạn trong thời điểm hiện tại.

Sự thiếu hụt nhân sự đang làm trì trệ hoạt động vận hành của các khách sạn.

Tự check-in giảm tải khối lượng việc làm cho quầy lễ tân

Cắt giảm thời gian chờ đợi xếp hàng của khách, cho phép họ làm thủ tục check-in trước khi khởi hành và xác nhận hoàn thành thủ tục nhận phòng khi đặt chân đến khách sạn. Quy trình này sẽ giúp cho quầy lễ tân của bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, giấy tờ hành chính, tất cả đều nhờ vào công nghệ phi tiếp xúc. Các đường dẫn truy cập thực hiện thủ tục check-in có thể được gửi đến các khách hàng một ngày trước, cùng với các lựa chọn nâng cấp phòng, các gói ăn, các buổi Spa trị liệu, các tour hướng dẫn, v.v.. Dễ dàng bán hàng gia tăng (upsell) theo nhịp độ mà khách hàng cảm thấy thoải mái, kết quả thu được sẽ làm cho bạn ngạc nhiên.

Tận dụng các email chào đón khách hàng trước chuyến đi là cách để bán hàng gia tăng thành công mà không xâm phạm vùng an toàn của khách hàng.

Nhận phòng trực tuyến chỉ là một trong những lợi ích của công nghệ phi tiếp xúc

Ngoài ra, việc tích hợp công nghệ nhận diện quang học cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc. Công nghệ này cho phép lễ tân có thể quét các giấy tờ tùy thân của khách vào hệ thống trong tích tắc, từ đó hệ thống có thể tiến hành tự tra soát với các dữ liệu đặt phòng có sẵn, nếu trùng khớp, khách sẽ được check-in ngay lập tức.

Ứng dụng dành cho Khách hàng cho một hành trình phi tiếp xúc toàn diện

Nhiều khách sạn đã cho phép cài đặt ứng dụng cho khách hàng trên thiết bị cầm tạy cho khách hàng, giúp họ có thể tiến hành quá trình nhận phòng/trả phòng, gọi tự phục vụ tại phòng, đặt bàn tại nhà hàng trong tiền sảnh, đặt giờ cho các buổi Spa trị liệu, và thanh toán qua ứng dụng. Hoàn toàn bảo mật và trải nghiệp phi tiếp xúc xuyên suốt nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Chìa khóa phòng kỹ thuật số cũng có sẵn trong Ứng dụng Khách hàng. Loại bỏ đi các phiền toán liên quan đến chìa khóa vật lý. Giải pháp chìa khóa kỹ thuật số cho phép khách hàng sử dụng thang máy, tiền sảnh, sảnh chung, các sảnh chờ dành riêng cho khách VIP, nạp tiền / điểm tín dụng để thanh toán thức uống / bữa ăn/ dịch vụ một cách tiện lợi nhất.

Trải nghiệm khách hàng được gia tăng với ứng dụng khách hàng qua điện thoại, các chủ khách sạn có thể tạo ra một hành trình khách hàng phi tiếp xúc một cách hoàn thiện.

Ứng dụng khách hàng cho phép các chủ khách sạn có thể hình thành trải nghiệm phi tiếp xúc nhưng vẫn giữ tương tác tốt với khách hàng của mình.

Ứng dụng dành cho Nhân viên

Khi khách hàng yêu cầu các dịch vụ, những yêu cầu này sẽ được thể hiện trên Ứng dụng dành cho Nhân viên. Các quản lỷ có thể phân bổ các công việc cho các nhân viên hiện có. Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng không bị bỏ sót và lãng quên. Hiệu suất làm việc của nhân viên được thể hiện trên các báo cáo công việc, cập nhật theo thời gian thật. Tình trạng công việc được ghi nhận trực tuyến trên hệ thống.

Quản lý các kênh OTA trên hệ thống Quản lý Kênh phân phối

Thay vào việc cho các nhân viên sales thay đổi giá trên các kênh OTA một cách thủ công, hãy tiết kiệm thời gian và công sức với hệ thống Quản lý Kênh phân phối (DCM). Khi cài đặt hệ thống DCM, giá phòng và quỹ phòng của khách sạn bạn sẽ được đồng bộ trên tất cả các kênh OTA một cách tự động, tránh lỗi nhập liệu từ con người. Các báo cáo sẽ được tạo ra theo mong muốn của bạn. Với những dữ liệu từ số liệu thực tế, các kế hoạch chiến lược về giá sẽ được tự động tạo ra giúp các chủ khách sạn nhằm đưa ra các quyết định nhanh, kịp thời và hiệu quả.

Với hệ thống quản lý kênh phân phối tập trung giúp các chủ khách sạn có thể quản lý các kênh OTA một các hiệu quả, nhanh chóng, và dễ dàng.

Quản lý các kênh OTA trên cùng một nền tảng với hệ thống quản lý kênh phân phối (DCM).

Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện trên nền tảng điện toán đám mây

Sỡ hữu một giải pháp quản lý khách sạn xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây có thể giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề đề cập phía trên là một điều kiện tiên quyết. Hệ thống quản lý khách sạn PMS sẽ giúp các chủ khách sạn có thể dễ dàng điều khiển hoạt động vận hành hằng ngày, nhận được các báo cáo tại thời gian thật và các thói quen sở thích của khách hàng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm lưu trú hiện tại và tương lai. Nó có giúp tích hợp các phần mềm khách sạn của bên thứ 3 một cách dễ dàng mà không gặp phải một trở ngại gì như phần mềm quản lý khách hàng CRM, phần mềm quản lý doanh thu, các công cụ tiếp thị email tự động hóa, các hệ thống POS, v.v. CiHMS tự hào là nhà cung cấp giải pháp quản lý khách sạn tối ưu cho mọi loại hình kinh doanh dù bạn nhỏ hay lớn, giúp giảm tải gánh nặng nhân sự đang thiếu hụt với một chi phí vô cùng hợp lý.

Nhân lực trong ngành khách sạn đang vô cùng hạn chế và vẫn sẽ là vấn đề nan giải trong nhiều năm tới. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong ngành khách sạn sẽ giúp định hình quá trình tuyển dụng, cho khách sạn một giải pháp nhanh trong việc tối ưu hóa nguồn nhân lực hiện tại trong quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp lâu dài. Công nghệ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các chủ khách sạn, đây có vẻ là một bước chuyển đổi táo bạo nhưng rất đáng thử chứa nhiều sự thú vị và phần thưởng tương xứng.

Learn More