1999230791

Xu hướng công nghệ ngành khách sạn trong năm 2022

Chúng ta đã chính thức bước vào năm 2022, mọi người hẳn cũng đã có những dự đoán về các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn của riêng mình. Điều này là cấp thiết vì nó giúp ích cho việc chuẩn chỉnh kế hoạch chiến lược trong năm của khách sạn bạn trong việc ứng dụng và đổi mới. Những xu hướng công nghệ này là gì? Hãy cùng CiHMS tìm hiểu và khám phá các xu hướng nổi bật của công nghệ ngành khách sạn trong năm nay.

Công nghệ đang thay đổi từng ngày buộc ngành khách sạn phải cập nhật theo các xu hướng mới, nhất là trong năm nay 2022.

Đây là các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn trong năm 2022 mà chúng tôi dự đoán.

Ứng dụng khách sạn cho khách hàng

Điện thoại thông minh đang trở thành một phần tất yếu trong trải nghiệm của các du khách. Xây dựng một ứng dụng điện thoại chuyên dụng để giúp khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp với khách sạn, thanh toán các khoản chi phí, nhận và trả phòng trực tuyến, đồng thời là chìa khóa phòng kỹ thuật số, hoặc dùng để liên hệ với bộ phận lễ tân và nhiều hơn thế nữa trải nghiệm một hành trình với công nghệ không tiếp xúc một cách hoàn chỉnh nhất. Giảm tải mọi quy trình phức tạp và cho phép khách sạn dễ dàng kết nối, trao đổi cùng khách hàng của mình trên ứng dụng.

Công nghệ AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bứt phá từng ngày, trở nên vững mạnh và đáng tin cậy về những lợi ích mà nó đang và sẽ đem đến. Dần dần, AI đang thay thế con người hoàn thành những công việc vặt, những việc mang tính thường nhật, lặp lại và nhàm chán để các nhân viên có thể tập trung vào công việc sở trường của họ, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. Điều này giúp cải thiện tối đa hiệu suất làm việc và góp phần phân bổ nguồn nhân lực cho khách sạn một cách hiệu quả hơn.

Công nghệ nhân tạo còn có khả năng phân tích dữ liệu và số liệu khô khan hỗ trợ các chủ khách sạn đưa ra các quyết định tốt hơn, kiến nghị những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cực cao cho những lần lưu trú sau của khách hàng. Những thông tin thu thập được còn góp phần xây dựng các chiến dịch nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút các phân khúc khách hàng tiềm năng.

Lợi ích mà công nghệ nhân tạo AI mang lại là khó có thể phủ nhận được. Nó còn mang đến những cơ hội và một văn hóa điều khiển bằng dữ liệu đến ngành khách sạn lưu trú.

Công nghệ AI đã có những ảnh hướng nhất định lên ngành khách sạn, trong việc hỗ trợ con người những công việc thường nhật để họ có thể tập trung làm tốt sở trường của mình.

Công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)

Những công nghệ này mô phỏng thế giới thực, giả lập không gian thực tế trong môi trường kỹ thuật số. Nhiều khách sạn đã ứng dụng công nghệ thực tế tảo (VR) vào các tour khách sạn ảo. Tính năng này cho khách hàng có thể “cảm nhận” được hoàn cảnh , môi trường, bầu không khí cũng như các trang thiết bị, cơ sở vật chất tại khách sạn.

Trong khi công nghệ VR có thể “chuyển” hoạt cảnh xung quanh vào thế giới ảo một cách trọn vẹn. Công nghệ thực tế tăng cường (AR) hướng về việc cải thiện môi trường hiện tại trong thời gian thực. Ứng dụng công nghệ AR tại khách sạn dễ dàng hơn với tai nghe và mắt kính AR. Với những dụng cụ bổ trợ này, khách hàng có thể tự mình khám phá khách sạn qua “đôi mắt” AR, hòa mình vào tour hướng dẫn với nhiều thứ tiếng.

Nhiều người đã có những so sánh không đúng giữa AR và VR mà không thực sự hiểu giá trị cốt lõi của hai công nghệ này. Trên thực tế, chúng cộng hưởng lẫn nhau và khá tốn kém trong chi phí triển khai. Đổi lại, chúng mang lại những trải nghiệm vô cùng đặc biệt và thõa mãn cho khách hàng.

Ngành khách sạn đã nhiều lần bỏ ngỏ về công nghệ VR và AR vì ngân sách có giới hạn mà không hiểu rõ lợi ích thiết thực mà hai công nghệ này mang đến.

Công nghệ AR và VR đã có mặt nhiều thập kỉ, và cuối cùng đã thâm nhập vào ngành khách sạn, mang đến những lợi ích trực quan hóa hình ảnh cho cả chủ khách sạn và khách hàng.

Công nghệ thông minh hay công nghệ mang tính bền vững

Với công nghệ tối tân hiện đại, các chủ khách sạn có thể lập trình cho phép hệ thống ánh sáng bật, tắt, làm dịu hoặc sáng hơn tại một số khu vực nhờ cảm biến tích hợp của camera theo chế độ cài đặt từ trước của khách sạn. Mọi thứ được tiến hành hoàn toàn tự động nhờ vào công nghệ thông minh từ sảnh chung đến phòng riêng của các khách hàng. Công nghệ mang tính bền vững góp phần tiết kiệm năng lượng tối đa.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt

Nghe có vẻ phi thường và đột phá vài năm trước, nhưng lại là xu hướng của hiện tại. Công nghệ đã ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, vậy tại sao không thể triển khai rộng rãi trên các phương diện khác? Tại một số mô hình khách sạn thông minh đang hoạt động trên thế giới, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được dùng vào vận hành của khách sạn, giúp khách hàng sử dụng thang máy, là chìa khóa để ra/vào phòng lưu trú, và sử dụng các trang thiết bị tại cơ sở: nhanh chóng, không cần giấy tờ hoặc thẻ từ/ chìa khóa vật lý, các dữ liệu khách hàng cũng được lưu trữ ngay trên hệ thống.

Dữ liệu lớn (Big Data)

Khách sạn mở cửa chào đón khách đến lưu trú hằng ngày, khối lượng thông tin đầu vào là vô cùng khổng lồ. Vậy, những dữ liệu này sẽ đi về đâu? Khi được nhập liệu vào hệ thống, các dữ liệu này sẽ được phân loại và xử lý để phân tích hành vi khách hàng, biến thành các dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định mang tính chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình này miêu tả chính xác cách thức hoạt động của Dữ liệu lớn. Đó là một bộ sưu tập các dữ liệu khách hàng nhằm tạo ra các sự thật ngầm hiểu giúp khách sạn có thể cá nhân hóa các trải nghiệm của khách hàng trong những lần lưu trú sau.

Thuật toán dữ liệu lớn cho khách sạn khả năng hiểu sở thích của khách hàng để có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho khách lưu trú.

Có rất nhiều số liệu được nhập liệu hằng ngày từ quầy lễ tân của khách sạn mà không được sử dụng vào điều gì cả. Những dữ liệu này chính là dữ liệu lớn, nên được xử lý và phân tích để phục vụ cho việc cải thiện trải nghiệm lưu trú của khách hàng.

An ninh mạng

Với số lượng dữ liệu khủng từ các khách hàng bao gồm các thông tin bảo mật như danh tính khách hàng, thông tin thẻ tín dụng, v.v mà các tin tặc không ngần ngại bỏ ra thời gian và công sức nhầm chiếm giữ các dữ liệu này khi phát hiện được bất kỳ kẽ hở an ninh mạng nào lộ ra. Vì đại dịch gần đây, nhiều du khách đến khách sạn để kết hợp du lịch và làm việc từ xa, nên việc bảo mật thông tin trở nên cấp thiết. Nâng cấp hạ tầng mạng nhằm xiết chặt an ninh mạng là điều kiện tiên quyết tiền đề cho các khách sạn để ứng dụng nhiều công nghệ hơn trong tương lai.

Phần mềm dịch vụ (the SaaS)

Hầu hết các công nghệ được nhắc đến bên trên đều có thể được đóng gói bán theo sản phẩm mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS). Kinh tế hơn, và được xây dựng trên nên tảng công nghệ đám mây, các mô hình sản phẩm dịch vụ này dễ dàng mở rộng theo nhu cầu và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Cắt giảm các gánh nặng tài chính đầu tư phần cứng, các công tác bảo trì/nâng cấp phức tạp, và trên hết phải duy trì đội ngũ nhân viên hỗ trợ IT cho hệ thống server 24/7. Việc đón nhận các sản phẩm phần mềm dịch vụ theo mô hình SaaS đã và đang thay đổi bộ mặt ngành khách sạn trong việc tích cực cải thiện hệ thống vận hành cổ điển để có thể tăng trưởng hiệu quả và kinh tế.

Mô thức tư duy về sản phẩm phần mềm dịch vụ đăng ký theo tháng đã nhận được sự quan tâm của ngành khách sạn gần đây. Sản phẩm theo mô hình SaaS đảm bảo rằng nó sẽ được xây dựng trên hạ tầng điện toán đám mây, không cần đầu tư về phần cứng, cài đặt nhanh chóng và không có chi phí bảo trì. Mọi thứ sẽ được nhà cung cấp xử lý.

Sản phẩm phần mềm dịch vụ mô hình SaaS đã có từ lâu, tuy nhiên chỉ mới ngành khách sạn ủng hộ gần đây khi chứng minh được sự hiệu quả và hiệu suất cao.

Vô hình chung, SaaS cũng tái khẳng định về công nghệ của giải pháp quản lý khách sạn trong tương lai phải như thế nào. Xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây, linh hoạt, dễ tích hợp với các công nghệ khác là điều bắt buộc . Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện – CiHMS cũng không nằm ngoài khuôn khổ này. Cùng với công nghệ Open API, việc tích hợp với các phần mềm thứ 3 sẽ không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào.

Ngành khách sạn đã và luôn là một ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh cao. Công nghệ vẫn không ngừng thay đổi và đang len lỏi trở thành trụ cột vững chắc cho tương lai của ngành khách sạn. Cho phép các khách sạn có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đến các khách hàng, tối ưu hóa vận hành và nguồn nhân lực, giảm chi phí, nhưng vẫn bắt kịp với xu hướng hiện tại. Giúp các khách sạn thích ứng tốt hơn, hình thành các quyết định chiến lược dựa trên số liệu, cải tiến quy trình và tiếp tục đổi mới.

Như Jeanne W. Ross, hiệu trưởng trường đại học MIT Sloan lừng danh, chuyên gia về Nghiên cứu các hệ thống công nghệ thông tin, từng chia sẻ:

“Rõ ràng là, sự đổi mới ở đây không phải là công nghệ – mà chính là bạn.”

Không ai biết trước tương lai đang chờ đón điều gì ở chúng ta. Các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn trong năm 2022 không có nghĩa là chúng ta phải ứng dụng toàn bộ các công nghệ cùng lúc. Bắt đầu từ những công nghệ mang lại lợi ích và giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, mọi công nghệ còn lại bằng cách này hay cách khác, sẽ tiếp nối theo sau.

Learn More

1705732669

Thực trạng thiếu hụt nhân sự trong ngành khách sạn

Trong giai đoạn từ 2020 đến năm 2021, 40.9% nhân sự ngành khách sạn Việt Nam được ghi nhận là không có bất kỳ thu nhập từ công việc, và 40.4% chỉ nhận được ít hơn một nửa thu nhập theo khảo sát gần đây từ Hoteljob. Thời đại bình thường mới buộc ngành khách sạn toàn cầu một lần nữa phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhận lực để tiến hành việc khôi phục lại hoạt động vận hành của mình. Các nhà quản lý nhân sự tích cực lên kế hoạch chiến lược trong tuyển dụng, mong đủ cuốn hút các ứng viên tìm năng lấp vào chỗ trống nhân lực của doanh nghiệp. Quá trình này cần rất nhiều thời gian, và không thể hiện thực hóa trong thời gian ngắn. Để khách sạn có thể hoạt động kịp thời, chúng ta đã tìm đến những công nghệ hiện hữu để bổ trợ. Hiểu rõ việc công nghệ không thể thay thế hoàn toàn công việc của con người, nhưng ít nhiều giúp tự động hóa những nút thắt mà không cần sự can thiệp thủ công của con người, đồng bộ báo cáo về hiệu suất công việc phục vụ quá trình ra quyết định. Trong bài viết ngày hôm nay, CiHMS muốn cập nhật cho mọi người về các công nghệ hiện có trong ngành khách sạn giúp vượt qua khó khăn thiếu hụt về mặt nhân lực.

Hoạt động vận hành trong ngành khách sạn đang bị tạm dừng tong viễn cảnh nhân lực bị khủng hoảng. Dựa vào các công nghệ hiện tại của ngành khách sạn là lựa chọn tối ưu nhất cho các chủ khách sạn trong thời điểm hiện tại.

Sự thiếu hụt nhân sự đang làm trì trệ hoạt động vận hành của các khách sạn.

Tự check-in giảm tải khối lượng việc làm cho quầy lễ tân

Cắt giảm thời gian chờ đợi xếp hàng của khách, cho phép họ làm thủ tục check-in trước khi khởi hành và xác nhận hoàn thành thủ tục nhận phòng khi đặt chân đến khách sạn. Quy trình này sẽ giúp cho quầy lễ tân của bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, giấy tờ hành chính, tất cả đều nhờ vào công nghệ phi tiếp xúc. Các đường dẫn truy cập thực hiện thủ tục check-in có thể được gửi đến các khách hàng một ngày trước, cùng với các lựa chọn nâng cấp phòng, các gói ăn, các buổi Spa trị liệu, các tour hướng dẫn, v.v.. Dễ dàng bán hàng gia tăng (upsell) theo nhịp độ mà khách hàng cảm thấy thoải mái, kết quả thu được sẽ làm cho bạn ngạc nhiên.

Tận dụng các email chào đón khách hàng trước chuyến đi là cách để bán hàng gia tăng thành công mà không xâm phạm vùng an toàn của khách hàng.

Nhận phòng trực tuyến chỉ là một trong những lợi ích của công nghệ phi tiếp xúc

Ngoài ra, việc tích hợp công nghệ nhận diện quang học cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc. Công nghệ này cho phép lễ tân có thể quét các giấy tờ tùy thân của khách vào hệ thống trong tích tắc, từ đó hệ thống có thể tiến hành tự tra soát với các dữ liệu đặt phòng có sẵn, nếu trùng khớp, khách sẽ được check-in ngay lập tức.

Ứng dụng dành cho Khách hàng cho một hành trình phi tiếp xúc toàn diện

Nhiều khách sạn đã cho phép cài đặt ứng dụng cho khách hàng trên thiết bị cầm tạy cho khách hàng, giúp họ có thể tiến hành quá trình nhận phòng/trả phòng, gọi tự phục vụ tại phòng, đặt bàn tại nhà hàng trong tiền sảnh, đặt giờ cho các buổi Spa trị liệu, và thanh toán qua ứng dụng. Hoàn toàn bảo mật và trải nghiệp phi tiếp xúc xuyên suốt nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Chìa khóa phòng kỹ thuật số cũng có sẵn trong Ứng dụng Khách hàng. Loại bỏ đi các phiền toán liên quan đến chìa khóa vật lý. Giải pháp chìa khóa kỹ thuật số cho phép khách hàng sử dụng thang máy, tiền sảnh, sảnh chung, các sảnh chờ dành riêng cho khách VIP, nạp tiền / điểm tín dụng để thanh toán thức uống / bữa ăn/ dịch vụ một cách tiện lợi nhất.

Trải nghiệm khách hàng được gia tăng với ứng dụng khách hàng qua điện thoại, các chủ khách sạn có thể tạo ra một hành trình khách hàng phi tiếp xúc một cách hoàn thiện.

Ứng dụng khách hàng cho phép các chủ khách sạn có thể hình thành trải nghiệm phi tiếp xúc nhưng vẫn giữ tương tác tốt với khách hàng của mình.

Ứng dụng dành cho Nhân viên

Khi khách hàng yêu cầu các dịch vụ, những yêu cầu này sẽ được thể hiện trên Ứng dụng dành cho Nhân viên. Các quản lỷ có thể phân bổ các công việc cho các nhân viên hiện có. Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng không bị bỏ sót và lãng quên. Hiệu suất làm việc của nhân viên được thể hiện trên các báo cáo công việc, cập nhật theo thời gian thật. Tình trạng công việc được ghi nhận trực tuyến trên hệ thống.

Quản lý các kênh OTA trên hệ thống Quản lý Kênh phân phối

Thay vào việc cho các nhân viên sales thay đổi giá trên các kênh OTA một cách thủ công, hãy tiết kiệm thời gian và công sức với hệ thống Quản lý Kênh phân phối (DCM). Khi cài đặt hệ thống DCM, giá phòng và quỹ phòng của khách sạn bạn sẽ được đồng bộ trên tất cả các kênh OTA một cách tự động, tránh lỗi nhập liệu từ con người. Các báo cáo sẽ được tạo ra theo mong muốn của bạn. Với những dữ liệu từ số liệu thực tế, các kế hoạch chiến lược về giá sẽ được tự động tạo ra giúp các chủ khách sạn nhằm đưa ra các quyết định nhanh, kịp thời và hiệu quả.

Với hệ thống quản lý kênh phân phối tập trung giúp các chủ khách sạn có thể quản lý các kênh OTA một các hiệu quả, nhanh chóng, và dễ dàng.

Quản lý các kênh OTA trên cùng một nền tảng với hệ thống quản lý kênh phân phối (DCM).

Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện trên nền tảng điện toán đám mây

Sỡ hữu một giải pháp quản lý khách sạn xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây có thể giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề đề cập phía trên là một điều kiện tiên quyết. Hệ thống quản lý khách sạn PMS sẽ giúp các chủ khách sạn có thể dễ dàng điều khiển hoạt động vận hành hằng ngày, nhận được các báo cáo tại thời gian thật và các thói quen sở thích của khách hàng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm lưu trú hiện tại và tương lai. Nó có giúp tích hợp các phần mềm khách sạn của bên thứ 3 một cách dễ dàng mà không gặp phải một trở ngại gì như phần mềm quản lý khách hàng CRM, phần mềm quản lý doanh thu, các công cụ tiếp thị email tự động hóa, các hệ thống POS, v.v. CiHMS tự hào là nhà cung cấp giải pháp quản lý khách sạn tối ưu cho mọi loại hình kinh doanh dù bạn nhỏ hay lớn, giúp giảm tải gánh nặng nhân sự đang thiếu hụt với một chi phí vô cùng hợp lý.

Nhân lực trong ngành khách sạn đang vô cùng hạn chế và vẫn sẽ là vấn đề nan giải trong nhiều năm tới. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong ngành khách sạn sẽ giúp định hình quá trình tuyển dụng, cho khách sạn một giải pháp nhanh trong việc tối ưu hóa nguồn nhân lực hiện tại trong quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp lâu dài. Công nghệ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các chủ khách sạn, đây có vẻ là một bước chuyển đổi táo bạo nhưng rất đáng thử chứa nhiều sự thú vị và phần thưởng tương xứng.

Learn More

1585488100

Thời đại của các giải pháp khách sạn không tiếp xúc

Trạng thái “bình thường mới” đã và đang làm thay đổi thói quen sống hàng ngày của mọi người bằng cách này hay cách khác. Nó cũng đã góp phần thay đổi nhận thức, thói quen và hành vi của chúng ta trong việc tương tác trực tiếp với người khác một cách rất rõ ràng. Trên thềm phục hồi sau đại dịch, công nghệ không tiếp xúc đang được yêu chuộng bởi các chủ khách sạn cũng như ủng hộ từ phía các khách hàng vì một nỗ lực mạnh mẽ trong việc giảm nguy cơ phơi nhiễm, đồng thời cũng tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân cho khách hàng.
Với những đổi mới trong công nghệ không tiếp xúc, khách hàng giờ đây đã có thể trải nghiệm “chế độ không tiếp xúc” hoàn toàn trong suốt hành trình của mình. Chủ khách sạn có thể loại bỏ rất nhiều quy trình vệ sinh cần có để tuân thủ tiêu chuẩn COVID-19, và tránh được việc vô ý xâm phạm vùng an toàn của khách hàng, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra trải nghiệm kỹ thuật số xuyên suốt hành trình của khách hàng. Điều này nghe có vẻ quen thuộc? Nó có làm gợi lên trong bạn ý tưởng nào không? Bạn có thể đã đoán đúng đấy. Tất cả những điều trên đã miêu tả mô hình khách sạn thông minh trong thực tiễn mà CiHMS đã đề cập ngắn gọn trong bài blog trước. Hôm nay, chúng tôi muốn đi sâu hơn vào những công nghệ đằng sau, những thứ đã góp phần làm cho các trải nghiệm không tiếp xúc trở nên khả thi.

Các chủ khách sạn đang cố gắng chạy đua cùng các công nghệ phi tiếp xúc nhằm đáp ứng những đòi hỏi, mong đợi từ phía khách hàng.

Sự đổi mới trong công nghệ phi tiếp xúc đã len lỏi vào ngành khách sạn, và đã nâng tầm trải nghiệm của khách hàng lên một tầng cao mới.

Các Ki-ốt check-in và những điều nan giải

Để hạn chế sự tiếp xúc giữa con người khi đến nơi, nhiều khách sạn đã giới thiệu các ki-ốt tự nhận phòng có sẵn tại quầy lễ tân mà không biết rằng nó sẽ trở thành gánh nặng theo thời gian. Bản thân các điểm check-in này đang dần trở thành nơi cần được chủ khách sạn quan tâm vệ sinh thường xuyên, trở thành mối quan tâm hàng đầu của khách hàng ngay khi họ đến nơi, chẳng hạn như ai đã sử dụng điểm check-in này trước họ, khoảng thời gian giữa những lần vệ sinh, họ đến trước hay sau khi điểm check-in được vệ sinh. Trước khi bạn kịp nhận ra, một hàng dài khách hàng chờ check-in sẽ trở thành trở ngại cho các hoạt động trong tiền sảnh của bạn.

Các ki-ốt tự check-in từng là một công nghệ đột phá cách đây một thập kỷ, nhưng đã không còn quá ngạc nhiên trong thời điểm hiện tại. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại ki-ốt hướng dẫn chỉ đường, tự đặt chỗ, tự thanh toán ở sân bay, bệnh viện, viện bảo tàng, công viên giải trí, sở thú, trung tâm thương mại, v.v…Ngoài ra, công việc bảo trí các ki-ốt này là vô cùng mệt mỏi và đòi hỏi một ngân sách đầu tư khá lớn.

Check-in qua mạng – Khóa phòng kỹ thuật số

Phần lớn khách hàng đều thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, tại sao các khách sạn không tận dụng lợi thế này? Điều này có nghĩa là các khách sạn nên xây dựng một ứng dụng di động cho phép khách hàng đặt phòng trực tiếp với khách sạn mà còn có thể đăng ký nhận phòng thông qua đó. Tốt hơn nữa, hãy kĩ thuật số hóa chìa khóa phòng của khách hàng và gửi đến điện thoại của họ ngay khi hoàn tất quá trình nhận phòng.

Biến chìa khóa phòng vật lý thành kỹ thuật số cho khách sạn bạn chỉ trong vài bước

Quầy lễ tân của khách sạn sẽ không còn cần thiết nữa. Khách hàng có thể tiến hành quá trình nhận phòng (check-in) qua ứng dụng di động, và nhận chìa quá phòng tự động.

Nhưng chờ đã! Vậy nếu khách sạn của bạn được xây dựng trước khi những công nghệ như vậy tồn tại thì sẽ thế nào? Việc tái xây dựng là hoàn toàn không lý tưởng trong thời điểm hiện tại nhưng bạn vẫn muốn công nghệ hóa chìa khóa phòng trong khách sạn của mình? Hãy thử OpenKey. Chỉ cần cài đặt là có thể sử dụng ngay, không cần phải thay ổ khóa của bạn vì OpenKey tương thích với nhiều hệ thống khóa khác nhau. Nếu ổ khóa của bạn không nằm trong danh sách tương thích, chỉ cần liên hệ với đội kĩ thuật để được hỗ trợ thêm. OpenKey rất tiện lợi và giá cả thì cực kì hợp lí. Đây là lựa chọn tốt nhất để tiếp cận khóa phòng kỹ thuật số nhanh chóng và dễ dàng.

Ứng dụng CiHMS Guest App cho khách sạn

Chúng tôi có giải pháp cho bạn, các khách hàng CiHMS. Sau khi khách hàng của bạn hoàn tất các quy trình đăng ký có thể được thực hiện ngay trên điện thoại, chìa khóa phòng kỹ thuật số sẽ được gửi qua Ứng dụng dành cho khách và dễ dàng truy cập 24/7 bất cứ nơi nào họ đến trong tầm tay. Không còn cảnh “kè kè” thẻ khóa từ bên mình và lo lắng sẽ lạc mất nó.
Chìa khóa kỹ thuật số cho phép khách hàng có thể ra vào tiền sảnh, phòng chờ, thang máy, spa, và hơn thế nữa. Chủ khách sạn sẽ nhận được các báo cáo về trải nghiệm của khách hàng, hiểu rõ hơn về sở thích cũng như hành vi khách hàng để có thể phục vụ du khách tốt hơn trong những lần lưu trú sau. Đồng thời còn giúp cắt giảm các thủ tục giấy tờ, tài liệu và sức lao động của nhân viên. Bạn thậm chí có thể bỏ qua quầy lễ tân nếu muốn. Trong trường hợp bạn lo lắng việc đó sẽ khiến tiền sảnh của mình trông có vẻ trống trải, thì đừng lo, đây là một vị trí tuyệt vời cho các quầy nước, quầy lưu niệm, quầy bán hoa hoặc bất cứ quầy hàng nào mà bạn cảm thấy phù hợp với khách sạn của mình.

Vươn xa hơn với trải nghiệm kỹ thuật số

Các chủ khách sạn còn được hưởng nhiều đặc quyền hơn với ứng dụng CiHMS Ứng dụng dành cho khách và giải pháp quản lý khách sạn CiHMS PMS. Các yêu cầu dọn phòng, dịch vụ phòng và giặt là từ khách hàng có thể được gửi trực tiếp trên ứng dụng và đồng bộ hóa trong thời gian thực. Hãy khuyến khích với khách hàng của bạn tương tác thông qua ứng dụng để nhận được phản hồi đúng lúc và đảm bảo luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời.

Tiếp cận công nghệ phi tiếp xúc với giải pháp quản lý khách sạn của CiHMS

Giải pháp quản lý khách sạn mạnh mẽ – CiHMS giúp các chủ khách sạn trải nghiệm công nghệ số hóa chìa khóa phòng dễ dàng.

Thay vì dùng bữa trong nhà hàng ở tiền sảnh, giờ đây khách hàng có thể đặt các bữa ăn sang trọng tại phòng thông qua ứng dụng. Đồ ăn sẽ được chuyển đến tận phòng bằng rô-bốt và khi đồ ăn đến nơi họ sẽ nhận được thông báo qua điện thoại, hoặc đơn giản là được đặt trước cửa phòng nếu du khách không muốn tiếp xúc trực tiếp với nhân viên khách sạn.
Nhiều người đã nghĩ rằng trải nghiệm không tiếp xúc trong khách sạn sẽ khó tồn tại lâu, và rồi đại dịch đến. Chúng tôi nhận ra rằng ngành khách sạn sẽ không còn như trước nữa, ít nhất là so với trước khi đại dịch xảy ra. Những làn sóng COVID-19 thời gian gần đây đã trở thành chất xúc tác trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành khách sạn một cách nhanh chóng. Nó khiến chúng tôi – những con người của ngành khách sạn – đánh giá cao và cũng nhận thức được sự thay đổi liên tục trong hành vi của khách hàng. Tại CiHMS, chúng tôi tháo gỡ những nút thắt cho khách hàng của mình bằng giải pháp quản lý khách sạn xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây tích hợp với các phân hệ khách sạn và ứng dụng dành cho khách nhằm giúp đáp ứng nhu cầu của các khách sạn cần đồng thời làm hài lòng du khách. Nếu bạn chưa từng thử qua CiHMS, hãy liên hệ với chúng tôi và nhận bản dùng thử ngay hôm nay. Kỷ nguyên không tiếp xúc đã đến rồi, và bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng tôi đã sẵn sàng rồi!

Learn More

655945222

Phát triển bền vững trong ngành khách sạn với công nghệ

Ngành du lịch mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và kinh tế cho một quốc gia. Đóng góp một phần lớn vào GDP và là nguồn thu lớn cho cả đất nước. Với nhiều lợi ích là như vậy, nhưng lĩnh vực này cũng đem đến ít nhiều những bất lợi không thể tránh khỏi với môi trường do phải đáp ứng nhu cầu lớn khách du lịch dẫn đến lượng lớn rác thải nhựa và chất thải thực phẩm, lãng phí trong nhu cầu sử dụng điện năng và nguồn nước, cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Dấu chân carbon của khách du lịch đã vô tình xóa sổ những địa điểm du lịch thiên nhiên mãi mãi. Một số quốc gia vẫn đang đấu tranh từng ngày để bảo tồn những di sản thiên nhiên đồng thời duy trì việc phục vụ khách du lịch đến viếng thăm bằng cách ban hành những bộ luật, và các loại thuế du lịch để góp sức vào công việc tu dưỡng điểm tham quan, cải thiện đời sống người dân trong vùng. Sự chuyển đổi xu hướng sang du lịch bền vững không thể xảy ra trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình bắt nguồn từ việc nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm từ người tiêu dùng, cũng như ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Xu hướng bền vững trong ngành khách sạn hiện đang là xu hướng nổi bật trong du lịch vì nhận thức về môi trường của thế hệ Y được gia tăng.

Du lịch “xanh” là thiết yếu với nền kinh tế của một đất nước nhằm tránh tình trạng quá tải trong du lịch và phá hủy điểm du lịch mãi mãi

.Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã phần nào giúp ngành khách sạn có những bước tiến nhất định trong việc trở nên thân thiện hơn với môi trường mà không phải lo âu, e ngại về gánh nặng tài chính. Để có thể trở thành ngành du lịch xanh, ngành lưu trú đang ứng dụng những chiến thuật cụ thể, từng bước chuyển mình hướng đến mục tiêu du lịch bền vững. 

Năng lượng thông minh và kế hoạch tiết kiệm nguồn nước

Với việc tích hợp máy camera cảm biến chuyển động và nhiệt độ, hệ thống máy lạnh trung tâm sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ toàn khách sạn để duy trì nhiệt độ trong mức quy định thay cho việc chỉnh tay hệ thống ở “chết” một nhiệt độ duy nhất, xuyên suốt. Cảm biến cũng giúp điều chỉnh hệ thống ánh sáng trong các sảnh chung, khu sinh hoạt chung, lối đi khi khách đến hoặc rời khỏi phòng bằng việc mở/tắt, chỉnh sáng hoặc làm mờ tùy thuộc vào lượng ánh sáng ngoài trời và thời gian trong ngày. 

Khách sạn còn có thể tiết kiệm hơn bằng cách thay toàn bộ dàn đèn bằng LED, các bóng đèn này thường tiêu thụ ít hơn 80% điện năng và bền gấp 25 lần so với các bóng đèn thường. Hãy thử tưởng tượng mức điện năng mà khách sạn bạn tiêu thụ trong một năm được cắt giảm hợp lý. Kinh phí này cho phép bạn có thể đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, nuông chiều khách hàng của mình hết mức. 

Cắt giảm năng lượng và nguồn nước có vẻ bất khả thi với khách sạn nếu không muốn ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Thay vào đó hãy vận dụng các ứng dụng một các khéo léo để cảnh báo khách hàng khi cần thiết.

Thay thế tất cả bóng đèn thường bằng đèn LED sẽ giúp khách sạn tiết kiệm năng lượng đáng kể. Tích hợp với công nghệ thông tin cho phép khách sạn chỉnh giới hạn thời gian tắm và những bộ đồ dùng 1 lần (amenities) mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Cài đặt thời gian tắm vòi thông minh với sự tích hợp của đèn LED chớp nháy khi gần đạt đến giới hạn thời gian sẽ kích hoạt ý thức khách hàng tiết kiệm nước một các tự nhiên mà không ảnh hưởng hoặc làm mất đi không gian nghỉ dưỡng của khách.

Giảm thiểu dọn phòng hằng ngày

Dọn phòng là dịch vụ cộng thêm mà đa số khách hàng đều ưa thích. Tuy nhiên, sự ám ảnh về khối lượng giặt là đằng sau câu chuyện dọn phòng hằng ngày là có thật. Bột giặt và dung dịch tẩy rửa làm ô nhiễm nguồn nước không cần thiết. Chạy chương trình tích lũy điểm thành viên hoặc voucher giảm giá khi sử dụng những dịch vụ tiện nghi tại khách sạn nếu khách đồng ý không dọn phòng hằng ngày sẽ tiết kiệm cho khách sạn một khoản chi phí không hề nhỏ đồng thời đóng góp những lợi ích thiết thực cho môi trường. Nhiều khách sạn đã cho phép khách lựa chọn việc này qua ứng dụng điện thoại hoặc thiết bị cầm tay có sẵn của khách sạn tại phòng, cho phép khách quyền tự do quyết định theo nhịp điệu mà khách cảm thấy thoải mái trong vùng an toàn của họ.

Nước thải của nước giặt và những sản phẩm dọn vệ sinh mà ngành khách sạn đang tiêu thụ là rất cao. Nhằm bảo vệ môi trường, khách sạn hãy cho phép khách lựa chọn việc dọn phòng qua ứng dụng, giao phó lại trách nhiệm bảo vệ môi trường cho khách hàng.

Để việc dọn phòng hằng ngày là một lựa chọn trên ứng dụng khách sạn của bạn để khách có quyền quyết định, tự chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Điện tử hóa nhu cầu sử dụng giấy

Thay thế tất cả các thực đơn, chi tiết đặt phòng, tờ bướm chương trình và những thông tin phòng lưu trú bằng thiết bị điện tử cầm tay tại phòng hoặc màn hình tương tác cảm ứng tại sảnh chờ sẽ giúp giảm thiểu số lượng tiêu thụ giấy, bìa cứng và rác thải nhựa trong vận hành. Đề nghị nâng cấp phòng với khuyến mại, dịch vụ spa và suất ăn tại khu vực nhà hàng trên các thiết bị điện tử để khuyến khích khách hàng trải nghiệm, sử dụng và liên lạc với khách sạn qua công nghệ, giúp họ thật sự cảm nhận sự tiện nghi mà công nghệ đem lại.

Quản lý rác thải thực phẩm hiệu quả

Chất thải thực phẩm trong ngành khách sạn hiện đang là một vấn đề đáng quan ngại trên toàn thế giới và thường được các báo đài kêu gọi các chủ khách sạn phải có trách nhiệm hơn trong việc giảm thiểu lượng chất thải thực phẩm thấp nhất có thể. Với sự trợ giúp của công nghệ gần đây, nhà bếp có thể lên sẵn thực đơn khả dụng nhằm giảm nguồn tiêu thụ sử dụng thực phẩm bằng việc rà soát các lưu trữ liên quan đến rác thải nhà bếp mỗi ngày. Thêm vào đó, công nghệ này còn cho phép nhà bếp nắm bắt sở thích ăn uống của khách hàng và lịch dùng bữa của họ để có thể cá nhân hóa cả một hành trình ăn uống bắt đầu từ khi họ check-in nhằm tích cực giảm đối đa lượng thải thực phẩm đang dùng.

Định hướng du lịch bền vững đòi hỏi khách sạn phải nâng tầm công nghệ. Đây thường được tìm thấy trong các mô hình khách sạn thông minh. Mô hình này đã minh chứng được những hiệu quả thân thiện với môi trường, đồng thời cắt giảm chi phí nội bộ xuống mức thấp nhất có thể. Những lợi ích của khách sạn thông minh không dừng ở đó, CiHMS đã từng có bài chia sẻ về sức mạnh của mô hình này tại một blog gần đây. Chuyển đổi sang một mô hình khách sạn khác là một động thái mang tính chiến lược cần được lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận, vì vậy đầu tư vào một giải pháp tương đương để có thể vận hành khách sạn bạn tỉ mỉ hơn từ Housekeeping đến F&B trên cùng một giao diện là một lựa chọn mang tính dễ dàng hơn cho các chủ khách sạn.

Những bước đầu để chuyển dần sang du lịch xanh đòi hỏi khách sạn phải nỗi lực và can đảm trong hành động. Giải pháp quản lý khách sạn CiHMS sẽ giúp quá trình chuyển đổi của bạn mượt mà hơn mà không phải gặp nhiều rào cản.

Chọn lựa giải pháp quản lý khách sạn phù hợp với mô hình vận hành khách sạn của bạn nhằm đảm bảo giữ giá trị bền vững với môi trường là một lựa chọn khó khăn. Nếu là vậy thì đừng lo, CiHMS sẽ giúp bạn.

Nhận được các báo cáo tập trung sẽ giúp bạn có thể nắm tình hình vận hành của nhiều khách sạn trong cùng một thời điểm, dễ dàng truy cập từ bất cứ đâu tại bất kỳ thời gian nào, và tích hợp dễ dàng với những phần mềm quản lý khách sạn qua công nghệ Open API là những ích lợi của một phần mềm quản lý khách sạn được xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đang tiến gần hơn đến mô hình khách sạn thông minh hơn bao giờ hết. Chúng tôi tự hào là nhà phát triển giải pháp quản lý khách sạn CiHMS đầy mạnh mẽ và linh hoạt. Phần mềm quản lý khách sạn sẽ song hành cùng khách sạn, luôn không ngừng đổi mới sáng tạo với công nghệ hiện đại và tốn tân nhất, hỗ trợ ngành khách sạn lưu trú trở thành ngành du lịch xanh nhanh chóng và an toàn.

Ngoài những chiến thuật trên, có những sáng kiến nào ngành khách sạn lưu trú có thể ứng dụng để đạt được mục tiêu cuối cùng của du lịch bền vững? Hãy chia sẻ với CiHMS tại phần bình luận dưới đây. Cùng nhau bảo vệ trái đất của chúng ta, mỗi ngày một ít, từng chút từng chút một!

Learn More

Tầm quan trọng của tỷ lệ ngang giá trong ngành khách sạn

Cuộc tranh cãi xung quanh chủ đề tỷ lệ ngang giá trong ngành khách sạn vẫn chưa đến hồi kết thúc luôn, và chủ đề này ngày càng leo thang và bị cấm tại một số nước Châu u. Việc áp dụng tỷ lệ ngang giá khá phức tạp và thường được xem là bất lợi cho các bên liên quan và chủ đầu tư. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho chủ khách sạn trong việc đề xuất các chiến lược giá để được vị thế tốt và tận dụng tối đa mạng lưới trên các kênh phân phối mà không bị rơi vào thế lạc lõng. Thực sự tỷ lệ ngang giá là gì và tại sao khái niệm này vẫn tồn tại? Làm cách nào để kiểm soát và biến nó thành thế mạnh cho khách sạn?

Tỷ lệ ngang giá là gì?

Trên lý thuyết, tỷ lệ ngang giá khách sạn được hiểu là giá phòng niêm yết phải được đồng nhất trên mọi kênh phân phối. Điều này có nghĩa giá phòng bán phải giống nhau từ trên kênh website khách sạn tới các kênh OTA, cho dù tăng hay giảm theo mùa. Ví dụ, nếu phòng Superior bán với giá 1 triệu đồng/đêm trực tiếp trên website thì giá này phải được niêm yết trên các kênh bán còn lại như Agoda hay Traveloka. Tuy nhiên thực tế thì điều này không đơn giản như vậy.

What is rate parity in hotel sector Tỷ lệ ngang giá hiện đang là một trong những chủ đề gây tranh cãi

Tỷ lệ ngang giá có cần thiết?

Tỷ lệ ngang giá được xem là mấu chốt trong mọi thỏa thuận với bất kỳ kênh OTA để đảm khách sạn không bán phá giá trên kênh trực tuyến website. Điều này cũng nhằm đem lại cho khách hàng thông tin giá rõ ràng nhất quán.

Mặt hạn chế của tỷ lệ ngang giá

Cạnh tranh giá bất công

Các kênh phân phối OTA luôn là một trong những nguồn đem lại đặt phòng lớn cho khách sạn. Tuy nhiên, giá phòng trên OTA luôn thấp vì các kênh này thường đi kèm các chương trình khuyến mãi cộng thêm nhờ vào việc cấn trừ chi phí vào cắt giảm hoa hồng của họ. Và khi khách sạn thực hiện các chương trình khuyến mãi riêng, họ thường phải thông báo cho các kênh phân phối do ràng buộc điều khoản hợp đồng.
Việc kiểm soát tỷ lệ ngang giá được xem là hành động cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm tại một số nước Châu Âu. Một số nước khác thì cho phép ngang giá tỷ lệ hẹp, cho phép khách sạn cung cấp giá phòng tùy chọn trên các kênh phân phối khác nhau ngoại trừ các kênh trực tiếp của khách sạn. Điều này cho phép khách sạn linh hoạt tạo ra các chương trình khuyến mãi thông qua bán phòng qua email, hay điện thoại trong các chương trình khách hàng thân thiết.

Cuộc chiến tỷ lệ ngang giá

Để đảm bảo tính ngang giá, khách sạn cần phải kiểm soát giá bán trên mọi kênh phân phối. Việc này tốn thời gian và công sức vì phải được thực hiện gần như mỗi ngày. Với mỗi kênh phân phối mới xuất hiện thì nó đem tới cả cơ hội và thách thức về giá bán. Với trước đây thì điều này có thể là một thách thức, tuy nhiên ngày nay khách sạn hoàn toàn có thể làm với hệ thống quản lý khách sạn PMS. The practices of rate parity are widely used in OTAs channels. Maintaing a consistent price for a product on all distribution platform. Cuộc chiến giá bán luôn khốc liệt giữa các kênh OTA và khách sạn

Theo dõi tỷ lệ ngang giá

Để đảm bảo tính công bằng về giá, việc theo dõi tỷ lệ ngang giá là cần thiết. Khách sạn hoặc các kênh OTA thường xuyên kiểm tra ngẫu nhiên giá bán phòng trên các kênh khác nhau bằng cách tìm kiếm thông tin qua metasearch. Ngoài ra có thể sử dụng công cụ như Rate Shopper.

Rate shopper không chỉ quét thông tin giá bán phòng kiểm soát tỷ lệ ngang giá, công cụ này còn có thể lấy thông tin giá phòng từ tập đối thủ của khách sạn theo thời gian thực. Rate shopper sẽ thông báo khách sạn khi phát hiện vấn đề liên quan đến tỷ lệ ngang giá, phân tích giá và nhu cầu thị trường và đưa ra báo cáo chi tiết. Tất cả nhằm giúp khách sạn hoạch định chiến lược giá tốt hơn. Hiện tại CiHMS có tính năng rate shopper, liên hệ với chúng tôi để có thể xem demo giải pháp.

CiHMS RSS - Rate shopper Minh họa bảng điều khiển CiHMS – Rate shopper

Biến tỷ lệ ngang giá thành lợi thế cho khách sạn

Tỷ lệ ngang giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của khách sạn. Thông thường khách sạn sẽ muốn nguồn thu ổn định từ các kênh trực tiếp, tuy nhiên để hướng khách hàng rời xa các kênh OTA gần như là một việc không thể. Các kênh phân phối luôn có nguồn ngân sách lớn cho việc quảng bá tiếp thị, và họ sẵn sàng chi tiền cho các chương trình khuyến mãi kích cầu mạnh, điểm thưởng, voucher, đêm nghỉ miễn phí, quà tặng miễn phí… Nhưng không vì vậy mà hết cách cho khách sạn:

Khuyến khích đặt trực tiếp

Nếu không thể cạnh tranh về giá bán, khách sạn có thể tăng cường các chính sách lợi ích cộng thêm cho khách đặt phòng trực tiếp như: chỗ để xe riêng, thời gian check-in sớm và linh hoạt hơn, bữa ăn miễn phí

Chương trình khuyến mãi đặc biệt

Dành ra các chương trình khuyến mãi riêng cho từng nhóm khách chuyên biệt: khách theo dõi trên kênh mạng xã hội Facebook, Instagram. Khách hàng thân thiết qua email hay điện thoại.

Trải nghiệm đặt phòng trực tiếp

Một điều chắc hẳn các kênh OTA lớn đang làm thành công đó chính là trải nghiệm đặt phòng trên kênh của họ. Yếu tố quyết định việc khách đến trang website khách sạn và đặt phòng đó chính là phải đảm bảo được trải nghiệm đặt phòng là hoàn hảo và trơn tru. Lược giản các bước trung gian không cần thiết, hình ảnh thông tin rõ ràng đầy đủ, hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán và đảm bảo tính an toàn bảo mật.

Tận dụng lượng hiển thị trên trang tìm kiếm

Để có thể tiếp cận trực tiếp tới khách hàng mình, các khách sạn nên tận dụng các kênh tìm kiếm như Google. Tối ưu website để tăng sự hiện diện của mình khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Về mặt lâu dài, chính sách tỷ lệ ngang giá không hoàn toàn có lợi cho khách sạn. Việc giảm giá thành và giá phòng rẻ liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu của khách sạn. Chi phí hoa hồng cao làm giảm tính cạnh tranh đối với khách sạn khi muốn làm các chương trình khuyến mãi cho kênh bán trực tiếp. Tỷ lệ ngang giá phần nhiều có lợi cho OTA và sẽ vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi.

Chính vì vậy khách sạn cần chủ động thực hiện các nỗ lực tiếp thị để không bị phụ thuộc vào kênh bán OTA. Trang bị giải pháp quản lý khách sạn PMS tích hợp với tính năng kiểm soát tỷ lệ ngang giá – Rate shopper để chủ động trong các vấn đề phát sinh về giá bán.

Learn More

[Cập nhật tính năng] Kết nối trực tiếp với Booking.com

Sau nhiều tháng chuẩn bị và đàm phán, phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS-DCM tự hào đã kết nối trực tiếp thành công với một trong những kênh OTA lớn nhất thị trường hiện nay và cũng là đối tác kết nối trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam với: Booking.com.

CiHMS kết nối trực tiếp Booking.com

Phân hệ quản lý kênh phân phối CiHMS DCM chính thức kết nối trực tiếp với kênh Booking.com

Các khách hàng của CiHMS khi sử dụng phân hệ Quản lý kênh phân phối DCM nay có thể kết nối trực tiếp bán phòng trên Booking.com, một kênh phân phối tầm cỡ được thêm vào trong danh sách các kênh phân phối OTA được kết nối trực tiếp mà CiHMS đã thông báo tại bài cập nhật Các kênh phân phối OTA trực tiếp liên kết với phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS DCM cách đây không lâu. Tuy trong thời điểm khủng hoảng đại dịch, Booking.com vẫn tiếp tục gia tăng thị phần một cách đáng kinh ngạc khiến nhiều người phải nể phục.

Việc kết nối với kênh phân phối Booking.com đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Booking.com yêu cầu đối tác phải hội tụ rất nhiều điều kiện chi tiết, cần thiết trong quá trình kết nối. Trong đó phải kể đến là tiêu chuẩn khắt khe của hệ thống an ninh phải đặt được như tiêu chuển PCI DSS và PII, ngoài ra đối tác còn phải sở hữu một đội ngũ kỹ thuật kỳ cựu, am hiểu công nghệ mới nhất và kịp thời cập nhật các thay đổi khi cần. Các đối tác còn phải có độ phủ rộng đến các khách sạn, có đủ số lượng khóa phòng trên hệ thống và lịch sử hợp tác với các đối tác OTA khác cũng là những vấn đề được Booking.com quan tâm. Chắc chắn rằng, Booking.com là một trong những đối tác OTA khó tính nhất mà CiHMS đã chinh phục được.

Phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS DCM có thể tích hợp nhanh chóng với các phần mềm quản lý khách sạn, đặc biệt là phần mềm quản lý khách sạn CiHMS PMS xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây của chúng tôi. Nếu anh chị đang có kế hoạch thay đổi hệ thống nhưng vẫn còn phân vân về giải pháp thì đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ CiHMS để được trải nghiệm thực tế các bản thử CiHMS DCM cùng các giải pháp chuyên biệt cho khách sạn nhé.

Learn More

VinHMS ký kết hợp tác với các trường Đại học uy tín 

Số hóa ngành du lịch và khách sạn đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực số hóa nhanh nhất có thể để chạy đua cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ 4.0. Tại VinHMS, việc chuyển đổi số đã diễn ra từ những ngày đầu và đây không còn là một khái niệm quá mới mẻ với chúng ta. Đây đòi hỏi một quá trình đào tạo ban đầu để giúp tất cả mọi người đều hiểu và chia sẻ tầm nhìn giống nhau. Vậy, tại sao không giúp các bạn sinh viên được trải nghiệm công cuộc chuyển đổi số này từ những ngày còn trên ghế nhà trường, được thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn mà không phải đợi đến lúc thực tập hoặc tốt nghiệp? Chương trình đồng hành cùng giáo dục của VinHMS đã ra đời với mục tiêu giới thiệu giải pháp quản lý khách sạn – CiHMS ngay từ nguồn. 

Trong tháng 11 vừa qua, VinHMS đã ký thỏa thuận đào tạo với các khoa Du lich – Khách Sạn tại 3 trường Đại Học uy tín trong khuôn khổ Thành Phố Hồ Chí Minh trước, bao gồm: Đại học Hoa Sen, Đại học Văn Lang và Đại học Tôn Đức Thắng. Sau đó, sẽ nhân rộng mô hình ra các trường Đại học trên toàn quốc. Tham gia chương trình này, các trường Đại học sẽ được VinHMS cung cấp phần mềm CiHMS miễn phí sử dụng nội bộ. Các sinh viên có cơ hội tiếp cận, thao tác, và thực hành phần mềm trong suốt quá trình học tập. 

 

Hình ảnh buổi ký kết thỏa thuận trực tuyến giữa VinHMS và Đại học Văn Lang 

 

Bước đầu, sau khi triển khai giải pháp CiHMS và chuyển giao thành công cho Đại học Hoa Sen, VinHMS đã nhận về nhiều phản hồi vô cùng tích cực đồng thời là niềm vui xen lẫn tự hào của đội ngũ CiHMS nói riêng, VinHMS nói chung. Hệ thống sẽ là công cụ hỗ trợ tốt cho môi trường giảng dạy, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc và thực hành trong thực tiễn song song với những lý thuyết chỉ nằm trên sách vở. 

Ngoài ra, giữa VinHMS và các trường đại học sẽ thúc đẩy hợp tác trao đổi kiến thức chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho sinh viên, nhằm học hỏi lẫn nhau và nhờ đó phát triển phần mềm CiHMS ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Chương trình đồng hành cùng ngành giáo dục tại VinHMS cũng là cách mà cả tập thể công ty lan tỏa tinh thần “Paying it Forward” cho các thế hệ trẻ của ngành Du lịch – Khách sạn của Việt Nam.

Learn More

Tổng quan ứng dụng công nghệ API trong ngành khách sạn

Nếu ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu API là gì và tại sao ngành khách sạn lại cần đến API, thì hôm nay, hãy cùng CiHMS tìm hiểu những ứng dụng thực tế của API trong ngành khách sạn nhé.

Không thể phủ nhận, API mở là một điều cần thiết cho tất cả các phần mềm quản lý khách sạn hiện có để duy trì vòng đời sản phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình có bao nhiêu phần mềm dành cho khách sạn với API mở tích hợp sẵn?

Bốn bộ phận hoạt động vận hành chính yếu trong khách sạn bao gồm Bộ phận Lễ tân, Bộ phận buồng phòng, Bộ phận FnB, và Bộ phận Bếp, nhưng không dừng ở đó. Bên cạnh các bộ phận nghiệp vụ, khách sạn còn có những bộ phận chức năng như Marketing, Nhân sự, Kế toán & Tài chính, và Bộ phận Mua hàng. Khách sạn quy mô càng lớn thì vai trò của các bộ phận sẽ rõ ràng hơn. Trong đó, mỗi bộ phần đều cần các nguồn dữ liệu đầu vào khác nhau để hoạt động một cách hiệu quả. Bắt đầu là khởi điểm của hành trình của khách hàng: quy trình đặt phòng.

Quản lý phân phối và hệ thống đặt phòng trung tâm tích hợp API

Ngày nay, khách hàng thường ưa chuộng việc đặt phòng khách sạn thông qua các trang web OTA, hoặc trực tiếp tại các trang web của khách sạn hoặc từ Liên kết đặt phòng của Google (nếu bạn chưa biết về tính năng này, hãy theo dõi tại đây).

Vì hầu hết các chủ khách sạn đều không được cập nhật về các công nghệ hiện tại, dẫn đến sự trì trệ trong việc nâng cấp các phần mềm quản lý cho đến khi nhận được những góp ý về hệ thống lỗi thời của doanh nghiệp. Nhờ công nghệ API, các khách sạn sử dụng Hệ thống quản lý phân phối có thể hoàn toàn bỏ qua các công việc nhập liệu thủ công. Từ giá phòng, mô tả, tính năng của khách sạn, các gói giá, đến khuyến mại đều được tự động đồng bộ chỉ trong một cú nhấp chuột. Như tên gọi của nó, Hệ thống quản lý phân phối cho phép các khách sạn toàn quyền kiểm soát, quản lý dễ dàng hàng trăm OTA trong nước và quốc tế.

Quản lý hàng trăm OTA dễ dàng với sự trợ giúp của Hệ thống quản lý kênh phân phối CiHMS, nhờ API, mọi thứ có thể được quan sát ngay tại bảng điều khiển của CiHMS.

Nhờ API, chủ khách sạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các kênh phân phối của họ thông qua mô-đun DCM của CiHMS

Bước ra khỏi phạm trù quản lý các kênh OTA, CRS (Hệ thống đặt phòng trung tâm) có thể hỗ trợ bạn một cách đắc lực nhất. Một hệ thống đặt phòng tập trung – CRS giúp liên kết các thông tin đặt phòng khách sạn trên tất cả các kênh phân phối: dù là trực tiếp từ trang web hoặc thông qua kênh quản lý phân phối, qua điện thoại hay chỉ đơn thuần qua các công cụ tìm kiếm. Sau khi hoàn tất đặt phòng, API sẽ truyền dữ liệu vào hệ thống khách sạn tại thời điểm, cho phép khách hàng có thể tiến hành thanh toán ngay lập tức thông qua các cổng thanh toán được tích hợp. CRS của CiHMS có thể hoàn thành tất cả các công đoạn trên và nhiều hơn thế nữa. Hệ thống đặt phòng trung tâm của CiHMS được chứng nhận bởi PCI DSS cấp độ 3 và tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của HTNG. Thiết lập nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của khách sạn và sự tiện ích tối ưu.

Hệ thống quản lý Nhà hàng tích hợp API trong ngành dịch vụ khách sạn

Bạn có nhà hàng đang hoạt động trong nội khu khách sạn không? Bạn quản lý hoạt động nhà hàng của mình như thế nào? Quy trình sau khi khách của bạn đặt món ăn tại phòng là gì? Trước đây, một cuộc điện thoại có thể giải quyết được những vấn đề trên. Tuy nhiên tình trạng các món ăn được đặt luôn là một bí ẩn, trừ phi gọi điện thoại xác nhận. Vào mùa cao điểm, việc vận hành theo phương thức này là không hợp lý.

Nếu bạn đang sở hữu hệ thống FnB, công nghệ API sẽ giúp kết nối nhà hàng của bạn với lễ tân, nhân viên hướng dẫn và bất kỳ bộ phận nào bạn muốn. Không chỉ có thể kiểm tra trạng thái của các món ăn phục vụ trong phòng, mà trạng thái bàn ăn tại nhà hàng cũng nằm trong vòng kiểm soát. Dễ dàng truy cập thực đơn hiện tại của nhà hàng, giá đồ ăn và thức uống, các món set menu, hoặc các chương trình khuyến mãi hiện hữu. Ngay cả quầy lễ tân hoặc dịch vụ khách hàng cũng có thể nhận đặt món, xử lý, hủy, thậm chí bồi hoàn các món ăn theo yêu cầu của khách. Cắt giảm các công việc thủ công, những cuộc điện thoại hối thúc mà vẫn có thể đảm bảo việc chi tiết đặt món một cách chính xác, cung cấp dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng. Tò mò và hứng thú về hệ thống FnB? Tìm hiểu các chi tiết tại trang Hệ thống quản lý Nhà hàng POS/FnB.

Thay vì làm theo cách truyền thống, API mở cho phép các bộ phận lễ tân cập nhật trạng thái đơn hàng trong thời gian thực ngay trong giao diện phần mềm CiHMS POS/FnB

Sự phức tạp của việc liên lạc qua lại thông qua cuộc gọi điện thoại giờ không còn khó khăn với hệ thống POS/FnB của CiHMS

Hệ thống Quản lý Khách sạn mạnh mẽ – CiHMS

Đóng vai trò cốt lõi của tất cả các hoạt động vận hành tại khách sạn – Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng điện toán đám mây đầy mạnh mẽ và linh hoạt dễ dàng tích hợp với các phần mềm khách sạn thông qua công nghệ API mở, là điển hình của một hệ thống quản lý khách sạn PMS trong tương lai. Một tập hợp phần mềm khách sạn thu thập được số lượng dữ liệu vô hạn mỗi ngày từ các bộ phận phòng ban khác nhau tại khách sạn thông qua công nghệ API. Các thông tin này được chuyển đến hệ thống PMS để tổng hợp, phân tích và thiết lập các báo cáo cho phù hợp. Từ đó, xây dựng các thông tin có giá trị để đẩy nhanh quá trình quyết định nhằm hoàn thiện hơn nữa các kế hoạch chiến lược của khách sạn.

Hệ thống quản lý khách sạn CiHMS có thể làm được nhiều hơn như thế. Mọi thứ bạn cần có thể tìm thấy ngay tại bảng điều khiển PMS: thân thiện với người dùng, thiết kế gọn gàng và mạnh mẽ. Dễ dàng truy cập từ bất kỳ thiết bị di động, đồng bộ hóa một cách đồng thời tại thời điểm. Thêm vào đó, với công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thị trường như nhận dạng khuôn mặt, OCR, thanh toán không tiếp xúc, v.v. Mọi thứ bạn cần đều có sẵn trong hệ thống PMS toàn diện của CiHMS.

PMS trong tương lai có thể được tìm thấy trong Phần mềm Quản lý Khách sạn của CiHMS. Dựa trên công nghệ điện toán đám mây, cùng với API mở, CiHMS đảm bảo sự tiện lợi cho bất kỳ chủ khách sạn nào có nhu cầu về PMS khách sạn cao cấp với chi phí hợp lý

Phần mềm quản lý khách sạn CiHMS là mảnh ghép còn thiếu để hài hòa phần còn lại của phần mềm khách sạn. Đó là một PMS dựa trên điện toán đám mây với API mở, dễ cài đặt, phát triển khi mở rộng và không yêu cầu việc đầu tư trước quá nhiều

Ba phần mềm khách sạn được đề cập ở trên chỉ là một vài ví dụ về cách API kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau. Chúng không đại diện cho tất cả các phần mềm khách sạn hiện có, tuy nhiên, về khía cạnh chức năng của API mở thì chúng khá tương đồng. Tất cả nhằm hỗ trợ các nhà điều hành khách sạn trong việc tinh chỉnh và tối ưu hóa hoạt động vận hành hàng ngày để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Như đã nói, trách nhiệm được trao ngược lại cho các chủ khách sạn: để đào sâu và thấu hiểu mô hình kinh doanh khách sạn của mình, đối tượng khách hàng, giá trị thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp để tìm ra mảnh ghép phù hợp với kho phần mềm khách sạn của bạn. API mở chỉ là “phương tiện vận chuyển” tin cậy để các phần mềm có thể giao tiếp với nhau. Nó không dùng để xác định liệu phần mềm khách sạn đó có phải là tốt nhất. Chỉ đơn giản là một tiêu chí để phân biệt giữa các phần mềm quản lý khách sạn giống nhau.

Learn More

Những điều cần biết về API trong công nghệ khách sạn

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua từ API, rất quen thuộc cho dù không phải ai cũng thật sự hiểu về kỹ thuật này. API hay còn gọi Giao diện lập trình ứng dụng. Sự thật là API được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động vận hành quen thuộc như: sử dụng nhận dạng giọng nói để chuyển văn bản thành giọng nói trên tin nhắn (messenger), hay cố gắng so sánh giá cho chuyến bay tiếp theo hoặc xác định vị trí trên ứng dụng giao đồ ăn.

Thế giới công nghệ tuyệt vời mà API mang lại cho ngành khách sạn là không thể chối cãi. Nếu không có API, việc giám sát nhiều phần mềm khách sạn sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Ứng dụng API có thể khó khăn cho một số chủ khách sạn do khía cạnh kỹ thuật của nó. Nhưng tần suất API được gọi và ứng dụng trong công nghệ là một con số đáng ngạc nhiên.

Trong bài viết trước đây về “Tương lai của Hệ thống Quản lý Khách sạn đã đến”, chúng tôi có đề cập nhanh đến Open API như một yếu tố quan trọng để biến hệ thống PMS truyền thống thành một giải pháp quản lý khách sạn tối ưu và bắt nhịp với tương lai. Hiểu API là gì, nguyên tắc cơ bản về cách thức hoạt động và những thách thức của công nghệ này sẽ giúp cho các chủ khách sạn tận dụng tối đa các lợi ích của API.

API là gì?

Giao diện lập trình ứng dụng là một tập hợp các quy tắc và giao thức xác định, được viết bằng mã lập trình cho phép giao tiếp và truyền dữ liệu giữa các phần mềm ứng dụng / phần mềm máy tính. Hay nói đơn giản, API cho phép hai hay nhiều phần mềm, ứng dụng khác nhau giao tiếp với nhau, truyền tải thông tin dữ liệu một cách dễ dàng.

API là viết tắt của Giao diện lập trình ứng dụng. Sức mạnh của API trong ngành khách sạn hiện tại vẫn chưa được đánh giá cao.

Về cơ bản, API là người trung gian giúp truyền tải dữ liệu giữa phần mềm / ứng dụng / hệ thống này sang phần mềm / ứng dụng / hệ thống khác

Trước đây, rất khó để các hệ thống giao tiếp với nhau, đặc biệt là phần mềm cài đặt trên máy chủ. Đây giống như một máy tính mà không có kết nối Internet, một hòn đảo biệt lập. Nhờ vào sự phát triển theo cấp số nhân của Internet, và công nghệ điện toán đám mây, cộng đồng phát triển phần mềm đã ủng hộ mô hình hệ sinh thái nền tảng siêu kết nối. API ra đời như một chất kết dính kết nối các ứng dụng hoặc hệ thống để trao đổi dữ liệu một cách tự do. API đóng vai trò người trung gian để tạo điều kiện cho việc truyền dữ liệu một cách an toàn mà không can thiệp vào hệ thống lõi.

API hoạt động thế nào?

  1. Đầu tiên, khởi tạo lệnh gọi API: bởi ứng dụng phần mềm hoặc hệ thống máy tính cần lấy thông tin
  2. Khi nhận được yêu cầu hợp lệ: API thực hiện cuộc gọi đến phần mềm hoặc hệ thống tương ứng
  3. Phần mềm ngoài hoặc hệ thống gửi phản hồi: với thông tin tương ứng.
  4. API đã hoàn thành yêu cầu: bằng cách truyền thông tin cần thiết trở lại hệ thống hoặc phần mềm đã khởi tạo yêu cầu.
Thật ngạc nhiên khi biết API hoạt động đơn giản như thế nào mà không cần phải có bất kỳ kiến ​​thức kỹ thuật nào. Chỉ trong bốn bước đơn giản, API có thể giúp kết nối phần mềm và trao đổi dữ liệu

Cách hoạt động của API có thể được mô tả chỉ trong bốn bước

Có bao nhiêu loại API?

Có 3 loại API:

  1. API nội bộ: được phát triển chỉ dành cho mục đích sử dụng nội bộ, ở trong các nhóm phát triển nội bộ để tích hợp các ứng dụng hoặc hệ thống mới vào các sản phẩm hiện có của nó.
  2. API đối tác: đối tác kinh doanh vẫn có thể truy cập được để sử dụng với thông tin đăng nhập, thông tin xác thực.
  3. API công khai hay còn được gọi là API mở: có các điểm cuối, yêu cầu và định dạng phản hồi được xác định của API. Có sẵn cho các bên thứ 3 truy cập thông qua giao thức HTTP.

API và ứng dụng trong ngành Khách sạn

Giờ đây chúng ta đã hiểu API là gì, nó hoạt động như thế nào và có bao nhiêu loại API. Vậy, API có ứng dụng như thế nào trong ngành khách sạn?

API làm cho tất cả các phần mềm ngành khách sạn có thể tích hợp với nhau, giảm thiểu chi phí trong khi tối đa hóa hiệu quả của nó.

API có cần thiết trong ngành khách sạn không?

Trong vận hành quản lý khách sạn, các chủ khách sạn không chỉ sử dụng một mà nhiều phần mềm. Theo một báo cáo của HotelTechReport được thực hiện vào năm 2021, số lượng ứng dụng phần mềm trung bình mà các khách sạn thường sử dụng là khoảng 20. Để các ứng dụng phần mềm giao tiếp với nhau, chia sẻ cập nhật thông tin, API là câu trả lời. Nếu không, việc tích hợp các hệ thống này sẽ là cơn ác mộng.

Các kỹ sư phát triển ứng dụng đã sử dụng API nhiều hơn 61,1% vào năm 2020 so với năm 2019. 71,1% kỹ sư cũng cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng (theo báo cáo của khảo sát RapidAPI). Điều này chứng tỏ việc áp dụng API đang trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Các thách thức đối với API

API rất cần thiết đối với sự phát triển sản phẩm công nghệ trong tương lai. Đặc biệt đối với phần mềm điện toán đám mây, các giải pháp quản lý khách sạn nền tảng đám mây. Điều quan trọng là phải có kế hoạch xây dựng API ngay từ đầu để tích hợp khả thi với các ứng dụng khác của bên thứ ba.

Như đã đề cập ở trên, có 3 loại giao thức API và không bắt buộc các công ty sản xuất ứng dụng cho khách sạn phải tuân theo một loại nhất định. Khó khăn là không phải tất cả các API đều giống nhau. Mặt khác, các nhà cung cấp phần mềm khách sạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng “mở” các API miễn phí.

Tóm tắt lại, khả năng tích hợp kết nối API mạnh mẽ của phần mềm khách sạn cho phép khai thác toàn bộ khả năng và năng lực của phần mềm. Có rất nhiều phương pháp luận về ứng dụng API trong phần mềm, giải pháp và ứng dụng dành cho khách sạn. Chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn ở bài viết kế tiếp.

Learn More

Du lịch hậu COVID-19: thử thách và cơ hội

Đại dịch Covid trong hai năm liên tiếp vừa qua là một biến cố đáng tiếc, khiến ngành du lịch và khách sạn chịu tác động nặng nề nhất. Nhưng “bình thường mới” đòi hỏi những cách tiếp cận mới và cách sống chung với đại dịch. Nếu như chúng ta đã cố gắng đối phó với sự bùng phát của vi rút corona vào năm 2020 và hơn nửa năm 2021 một cách thụ động, thì ngày nay Chính phủ các nước đã tích cực và liên tục thực hiện các giải pháp tiến bộ để sống chung “bình thường mới” với đại dịch.

Sau hai năm kể từ khi đại dịch bùng phát, các ngành du lịch và khách sạn đang có những bước tiến mới trên con đường phục hồi

Sự phục hồi của ngành du lịch và khách sạn sau COVID-19 đang diễn ra

Toàn cảnh du lịch toàn cầu

Theo một báo cáo của McKinsey.com, chi tiêu cho du lịch đã giảm mạnh xuống ít nhất từ ​​35 đến 48% trên toàn cầu, đặc biệt là du lịch quốc tế, chiếm khoảng 1,3 nghìn tỷ USD doanh thu xuất khẩu. Đây là mức thiệt hại gấp hơn 11 lần so với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, vô tình khiến hơn 120 triệu việc làm trong ngành du lịch bị đe dọa, cũng như khiến các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa.

Sự thay đổi thói quen hành vi của khách du lịch – thách thức bắt nguồn từ chính khách hàng

Nhu cầu đi du lịch trở lại

Nhu cầu du lịch bắt đầu tăng đáng kể vào năm 2021, được xác nhận bởi 75% khách du lịch tham gia nghiên cứu của Expedia Group. Mọi người đã hình dung ra kỳ nghỉ tiếp theo của họ ngay sau khi các rào cản cách ly, hạn chế đi lại được dỡ bỏ, chấm các điểm đến trong danh sách những-điều-phải-làm mà trước đại dịch họ chưa bao giờ nghĩ là cần có, tất cả đều đến từ việc giãn cách xã hội kéo dài cả năm.

Nhiều người đã lên kế hoạch và lập danh sách các điểm đến yêu thích và không thể chờ tới chuyến đi tiếp theo

Việc giãn cách xã hội trong thời gian dài liên tục trong 2 năm qua đã ảnh hưởng đến hành vi và thói quen đi lại của tất cả chúng ta

Các chuyến đi gần bằng phương tiện cá nhân

Sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen và hành vi đã được ghi nhận từ phía khách du lịch. Họ thích những địa điểm có thể tự di chuyển đến được, bằng phương tiện riêng hoặc xe thuê để mang lại cảm giác an toàn. Đây là kết quả từ việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội quá đột ngột khi dịch bệnh bùng phát. Việc chủ động trong di chuyển này giúp đảm bảo rằng khách có thể rời đi trở về nhà ngay trước khi việc giãn cách xã hội diễn ra.

Thích những chuyến đi nghỉ dài hơn

Qua đại dịch này hình thức làm việc linh hoạt từ xa đang được áp dụng rộng rãi. Xu hướng này dường như sẽ không sớm lắng xuống mà sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Mọi người tận dụng lợi thế sự linh hoạt này trong công việc để sắp xếp những kỳ nghỉ dài hơn, hoặc kết hợp các chuyến công tác với du lịch.

Tìm hiểu kỹ thông tin trước hành trình

Nếu như trước đây mọi người thường chọn khách sạn gần nơi các điểm tham quan, gần các khu vui chơi, hoạt động sôi nổi thì ngày nay các tiêu chí chọn khách sạn đang thay đổi. Thay vào đó, khách tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở vật chất, phòng ốc khách sạn, khu vực công cộng, tiện nghi của khách sạn. Chính sách hủy đặt phòng và vệ sinh sạch sẽ là những tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Tất cả để đảm bảo rằng họ đang nắm kiểm soát và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Tìm hiểu kỹ thông tin về chỗ nghỉ trên internet để đảm bảo rằng họ tìm thấy những gì họ thấy cần thiết trước khi hoàn tất việc đặt phòng của mình

Không còn là một chuyến đi nghỉ hấp dẫn, khách đang thực hiện những nghiên cứu cơ bản trước khi đặt chuyến đi

Cơ hội cho khách sạn

Số hóa khách sạn

Nói cách khác, tăng độ phủ nhận diện của khách sạn trên internet. Quảng cáo khách sạn trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, các kênh OTA và tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Giới thiệu khách sạn qua hình ảnh rõ ràng, chính xác và hấp dẫn, việc này đóng một vai trò quan trọng trong việc khách đưa ra quyết định đặt phòng. Khía cạnh mà bất kỳ vị khách nào cũng quan tâm nhất đó là hình ảnh phòng. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở hình ảnh giường, minibar, tiện ích trong phòng, phòng tắm, sảnh đợi và các tiện nghi khác như hồ bơi, phòng hội nghị, phòng tập thể dục, spa, cửa hàng, v.v., Khách muốn biết mình sẽ nhận được chính xác những gì.

Chính sách linh hoạt

Chính sách hủy đặt phòng linh hoạt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu khi cân nhắc đặt phòng tại một khách sạn. Vì nó giảm rủi ro cho khách khi có nguy cơ hủy hoặc dời chuyến đi do tình hình dịch bệnh thay đổi. Việc cung cấp cho khách chính sách hủy đặt phòng linh hoạt sẽ củng cố lòng tin đặt phòng của họ. Một ví dụ điển hình: Eric Brown – chủ sở hữu một nhà nghỉ ở Texas, Hoa Kỳ về việc thay đổi thời gian hủy đặt phòng nghiêm ngặt từ 60 ngày thành hai tuần, đã giúp anh tăng hơn 30 lượt đặt phòng trong một tuần.

Hãy thử điều chỉnh chính sách hủy đặt phòng khách sạn để tăng sự linh hoạt. Điều này không những đem lại sự bảo đảm tốt nhất cho khách mà còn mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Khách du lịch quan tâm nhiều đến sự linh hoạt trong chuyến đi, để đảm bảo có thể ứng phó với bất kì hoàn cảnh nào, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19

Chủ động tiếp cận

Khách hàng trẻ ngày nay càng am hiểu công nghệ sẽ muốn trao đổi thông tin với khách sạn trước khi đến. Sẵn sàng hỗ trợ khách để đảm bảo đem đến trải nghiệm như khách mong đợi. Khách sạn có thể tạo những ưu đãi bất ngờ như giảm giá bữa ăn, nâng cấp hạng phòng, hoặc miễn phí dịch vụ spa, v.v.

Sử dụng công nghệ hướng đến trải nghiệm khách hàng

Mọi người luôn kết nối trực tuyến cho dù họ đang đi nghỉ hay không, vì vậy khách sạn cần trang bị cho mình một hệ thống công nghệ mới nhất để bắt kịp xu hướng thị trường. Bắt đầu với các giải pháp quản lý khách sạn, hay còn được gọi là PMS. Hãy tin tưởng chúng tôi, một hệ thống PMS giúp mọi thứ hoạt động liền mạch, hiệu quả và chi phí tối ưu. Nếu chưa có ý tưởng gì, hãy thử tham khảo giải pháp quản lý khách sạn dựa trên nền tảng đám mây CiHMS của chúng tôi và lựa chọn gói phù hợp nhất.

CiHMS - phần mềm quản lý khách sạn giúp tự động hóa tất cả các hoạt động khách sạn một cách liền mạch, dễ dàng với chi phí hợp lý

CiHMS là một giải pháp quản lý khách sạn nền tảng đám mây: mạnh mẽ nhưng linh hoạt trong tầm tay

Một số công nghệ khác có thể kể đến như trải nghiệm không tiếp xúc từ nhận/ trả phòng cho đến việc mở phòng và khu vực chung mà không cần chìa khóa; công nghệ robot để giao nhận đồ; dịch vụ giặt là, đón/ trả khách; nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, v.v. Tất nhiên không phải đầu tư hết các công nghệ này là một giải pháp. Quan trọng hơn hết, hãy thấu hiểu khách và nhu cầu để có chính sách đầu tư nâng cấp cần thiết.

Vậy ngành du lịch Việt Nam thì sao?

Mặc dù ngành du lịch quốc tế tại Việt Nam chỉ chiếm 17% thị phần, nhưng chi tiêu của ngành này đã chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu cho du lịch. Có tới 80% du khách nước ngoài đến Việt Nam là đến từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhiều người mong muốn được đến thăm Việt Nam vào kỳ nghỉ tiếp theo của họ, bất cứ khi nào chúng ta sẵn sàng mở cửa cho du khách quốc tế. Theo Vnexpress, 63,4% người Nhật đang để mắt đến các chuyến du lịch Việt Nam.

Với lượng cầu như vậy, thách thức được thừa nhận đối với Việt Nam là kiểm soát các ca nhiễm Covid. Sau đó, dần dần bỏ các hạn chế đi lại, mở cửa biên giới và bắt đầu chương trình hộ chiếu vắc xin. Để đạt được một kịch bản như vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chiến dịch vắc xin với tốc độ tối đa.

Chiến dịch vắc xin quốc gia hiện đang diễn ra sôi nổi. Chúng ta đã bắt đầu chào đón các chuyến bay hộ chiếu vắc-xin trong vài tuần qua, đánh dấu sự phục hồi du lịch ở Việt Nam

Chương trình hộ chiếu vắc xin đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia khác trên toàn cầu. Việt Nam đang thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng đúng đắn này, đánh dấu những nỗ lực đầu tiên trong chiến lược phục hồi ngành du lịch

Nhiều khách sạn chắc chắn sẽ giới thiệu các gói tour du lịch khuyến mãi sắp tới như một động thái tiếp thị. Thế giới hậu COVID-19 đầy thách thức, nhưng cũng có những cơ hội cho ngành du lịch và khách sạn. Du lịch quốc tế có thể mất thời gian để quay trở về giai đoạn bình thường trước đại dịch, dự kiến có thể đến 2024. Hiện tại, điều tốt nhất là nên tập trung vào du lịch nội địa, khi khách dường như đang chuyển sang xu hướng trải nghiệm du lịch cao cấp sau khi trải qua thời kỳ giãn cách xã hội dài hạn.

Learn More