Xu hướng công nghệ ngành khách sạn trong năm 2022
Chúng ta đã chính thức bước vào năm 2022, mọi người hẳn cũng đã có những dự đoán về các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn của riêng mình. Điều này là cấp thiết vì nó giúp ích cho việc chuẩn chỉnh kế hoạch chiến lược trong năm của khách sạn bạn trong việc ứng dụng và đổi mới. Những xu hướng công nghệ này là gì? Hãy cùng CiHMS tìm hiểu và khám phá các xu hướng nổi bật của công nghệ ngành khách sạn trong năm nay.
Ứng dụng khách sạn cho khách hàng
Điện thoại thông minh đang trở thành một phần tất yếu trong trải nghiệm của các du khách. Xây dựng một ứng dụng điện thoại chuyên dụng để giúp khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp với khách sạn, thanh toán các khoản chi phí, nhận và trả phòng trực tuyến, đồng thời là chìa khóa phòng kỹ thuật số, hoặc dùng để liên hệ với bộ phận lễ tân và nhiều hơn thế nữa trải nghiệm một hành trình với công nghệ không tiếp xúc một cách hoàn chỉnh nhất. Giảm tải mọi quy trình phức tạp và cho phép khách sạn dễ dàng kết nối, trao đổi cùng khách hàng của mình trên ứng dụng.
Công nghệ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bứt phá từng ngày, trở nên vững mạnh và đáng tin cậy về những lợi ích mà nó đang và sẽ đem đến. Dần dần, AI đang thay thế con người hoàn thành những công việc vặt, những việc mang tính thường nhật, lặp lại và nhàm chán để các nhân viên có thể tập trung vào công việc sở trường của họ, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp. Điều này giúp cải thiện tối đa hiệu suất làm việc và góp phần phân bổ nguồn nhân lực cho khách sạn một cách hiệu quả hơn.
Công nghệ nhân tạo còn có khả năng phân tích dữ liệu và số liệu khô khan hỗ trợ các chủ khách sạn đưa ra các quyết định tốt hơn, kiến nghị những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cực cao cho những lần lưu trú sau của khách hàng. Những thông tin thu thập được còn góp phần xây dựng các chiến dịch nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút các phân khúc khách hàng tiềm năng.
Công nghệ Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR)
Những công nghệ này mô phỏng thế giới thực, giả lập không gian thực tế trong môi trường kỹ thuật số. Nhiều khách sạn đã ứng dụng công nghệ thực tế tảo (VR) vào các tour khách sạn ảo. Tính năng này cho khách hàng có thể “cảm nhận” được hoàn cảnh , môi trường, bầu không khí cũng như các trang thiết bị, cơ sở vật chất tại khách sạn.
Trong khi công nghệ VR có thể “chuyển” hoạt cảnh xung quanh vào thế giới ảo một cách trọn vẹn. Công nghệ thực tế tăng cường (AR) hướng về việc cải thiện môi trường hiện tại trong thời gian thực. Ứng dụng công nghệ AR tại khách sạn dễ dàng hơn với tai nghe và mắt kính AR. Với những dụng cụ bổ trợ này, khách hàng có thể tự mình khám phá khách sạn qua “đôi mắt” AR, hòa mình vào tour hướng dẫn với nhiều thứ tiếng.
Nhiều người đã có những so sánh không đúng giữa AR và VR mà không thực sự hiểu giá trị cốt lõi của hai công nghệ này. Trên thực tế, chúng cộng hưởng lẫn nhau và khá tốn kém trong chi phí triển khai. Đổi lại, chúng mang lại những trải nghiệm vô cùng đặc biệt và thõa mãn cho khách hàng.
Công nghệ thông minh hay công nghệ mang tính bền vững
Với công nghệ tối tân hiện đại, các chủ khách sạn có thể lập trình cho phép hệ thống ánh sáng bật, tắt, làm dịu hoặc sáng hơn tại một số khu vực nhờ cảm biến tích hợp của camera theo chế độ cài đặt từ trước của khách sạn. Mọi thứ được tiến hành hoàn toàn tự động nhờ vào công nghệ thông minh từ sảnh chung đến phòng riêng của các khách hàng. Công nghệ mang tính bền vững góp phần tiết kiệm năng lượng tối đa.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt
Nghe có vẻ phi thường và đột phá vài năm trước, nhưng lại là xu hướng của hiện tại. Công nghệ đã ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, vậy tại sao không thể triển khai rộng rãi trên các phương diện khác? Tại một số mô hình khách sạn thông minh đang hoạt động trên thế giới, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được dùng vào vận hành của khách sạn, giúp khách hàng sử dụng thang máy, là chìa khóa để ra/vào phòng lưu trú, và sử dụng các trang thiết bị tại cơ sở: nhanh chóng, không cần giấy tờ hoặc thẻ từ/ chìa khóa vật lý, các dữ liệu khách hàng cũng được lưu trữ ngay trên hệ thống.
Dữ liệu lớn (Big Data)
Khách sạn mở cửa chào đón khách đến lưu trú hằng ngày, khối lượng thông tin đầu vào là vô cùng khổng lồ. Vậy, những dữ liệu này sẽ đi về đâu? Khi được nhập liệu vào hệ thống, các dữ liệu này sẽ được phân loại và xử lý để phân tích hành vi khách hàng, biến thành các dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định mang tính chiến lược trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Quá trình này miêu tả chính xác cách thức hoạt động của Dữ liệu lớn. Đó là một bộ sưu tập các dữ liệu khách hàng nhằm tạo ra các sự thật ngầm hiểu giúp khách sạn có thể cá nhân hóa các trải nghiệm của khách hàng trong những lần lưu trú sau.
An ninh mạng
Với số lượng dữ liệu khủng từ các khách hàng bao gồm các thông tin bảo mật như danh tính khách hàng, thông tin thẻ tín dụng, v.v mà các tin tặc không ngần ngại bỏ ra thời gian và công sức nhầm chiếm giữ các dữ liệu này khi phát hiện được bất kỳ kẽ hở an ninh mạng nào lộ ra. Vì đại dịch gần đây, nhiều du khách đến khách sạn để kết hợp du lịch và làm việc từ xa, nên việc bảo mật thông tin trở nên cấp thiết. Nâng cấp hạ tầng mạng nhằm xiết chặt an ninh mạng là điều kiện tiên quyết tiền đề cho các khách sạn để ứng dụng nhiều công nghệ hơn trong tương lai.
Phần mềm dịch vụ (the SaaS)
Hầu hết các công nghệ được nhắc đến bên trên đều có thể được đóng gói bán theo sản phẩm mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS). Kinh tế hơn, và được xây dựng trên nên tảng công nghệ đám mây, các mô hình sản phẩm dịch vụ này dễ dàng mở rộng theo nhu cầu và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Cắt giảm các gánh nặng tài chính đầu tư phần cứng, các công tác bảo trì/nâng cấp phức tạp, và trên hết phải duy trì đội ngũ nhân viên hỗ trợ IT cho hệ thống server 24/7. Việc đón nhận các sản phẩm phần mềm dịch vụ theo mô hình SaaS đã và đang thay đổi bộ mặt ngành khách sạn trong việc tích cực cải thiện hệ thống vận hành cổ điển để có thể tăng trưởng hiệu quả và kinh tế.
Vô hình chung, SaaS cũng tái khẳng định về công nghệ của giải pháp quản lý khách sạn trong tương lai phải như thế nào. Xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây, linh hoạt, dễ tích hợp với các công nghệ khác là điều bắt buộc . Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện – CiHMS cũng không nằm ngoài khuôn khổ này. Cùng với công nghệ Open API, việc tích hợp với các phần mềm thứ 3 sẽ không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào.
Ngành khách sạn đã và luôn là một ngành công nghiệp mang tính cạnh tranh cao. Công nghệ vẫn không ngừng thay đổi và đang len lỏi trở thành trụ cột vững chắc cho tương lai của ngành khách sạn. Cho phép các khách sạn có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đến các khách hàng, tối ưu hóa vận hành và nguồn nhân lực, giảm chi phí, nhưng vẫn bắt kịp với xu hướng hiện tại. Giúp các khách sạn thích ứng tốt hơn, hình thành các quyết định chiến lược dựa trên số liệu, cải tiến quy trình và tiếp tục đổi mới.
Như Jeanne W. Ross, hiệu trưởng trường đại học MIT Sloan lừng danh, chuyên gia về Nghiên cứu các hệ thống công nghệ thông tin, từng chia sẻ:
“Rõ ràng là, sự đổi mới ở đây không phải là công nghệ – mà chính là bạn.”
Không ai biết trước tương lai đang chờ đón điều gì ở chúng ta. Các xu hướng công nghệ trong ngành khách sạn trong năm 2022 không có nghĩa là chúng ta phải ứng dụng toàn bộ các công nghệ cùng lúc. Bắt đầu từ những công nghệ mang lại lợi ích và giá trị cao nhất cho doanh nghiệp, mọi công nghệ còn lại bằng cách này hay cách khác, sẽ tiếp nối theo sau.