Category: Tin Tức

655945222

Phát triển bền vững trong ngành khách sạn với công nghệ

Ngành du lịch mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và kinh tế cho một quốc gia. Đóng góp một phần lớn vào GDP và là nguồn thu lớn cho cả đất nước. Với nhiều lợi ích là như vậy, nhưng lĩnh vực này cũng đem đến ít nhiều những bất lợi không thể tránh khỏi với môi trường do phải đáp ứng nhu cầu lớn khách du lịch dẫn đến lượng lớn rác thải nhựa và chất thải thực phẩm, lãng phí trong nhu cầu sử dụng điện năng và nguồn nước, cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Dấu chân carbon của khách du lịch đã vô tình xóa sổ những địa điểm du lịch thiên nhiên mãi mãi. Một số quốc gia vẫn đang đấu tranh từng ngày để bảo tồn những di sản thiên nhiên đồng thời duy trì việc phục vụ khách du lịch đến viếng thăm bằng cách ban hành những bộ luật, và các loại thuế du lịch để góp sức vào công việc tu dưỡng điểm tham quan, cải thiện đời sống người dân trong vùng. Sự chuyển đổi xu hướng sang du lịch bền vững không thể xảy ra trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình bắt nguồn từ việc nâng cao sự hiểu biết và đồng cảm từ người tiêu dùng, cũng như ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 

Xu hướng bền vững trong ngành khách sạn hiện đang là xu hướng nổi bật trong du lịch vì nhận thức về môi trường của thế hệ Y được gia tăng.

Du lịch “xanh” là thiết yếu với nền kinh tế của một đất nước nhằm tránh tình trạng quá tải trong du lịch và phá hủy điểm du lịch mãi mãi

.Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã phần nào giúp ngành khách sạn có những bước tiến nhất định trong việc trở nên thân thiện hơn với môi trường mà không phải lo âu, e ngại về gánh nặng tài chính. Để có thể trở thành ngành du lịch xanh, ngành lưu trú đang ứng dụng những chiến thuật cụ thể, từng bước chuyển mình hướng đến mục tiêu du lịch bền vững. 

Năng lượng thông minh và kế hoạch tiết kiệm nguồn nước

Với việc tích hợp máy camera cảm biến chuyển động và nhiệt độ, hệ thống máy lạnh trung tâm sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ toàn khách sạn để duy trì nhiệt độ trong mức quy định thay cho việc chỉnh tay hệ thống ở “chết” một nhiệt độ duy nhất, xuyên suốt. Cảm biến cũng giúp điều chỉnh hệ thống ánh sáng trong các sảnh chung, khu sinh hoạt chung, lối đi khi khách đến hoặc rời khỏi phòng bằng việc mở/tắt, chỉnh sáng hoặc làm mờ tùy thuộc vào lượng ánh sáng ngoài trời và thời gian trong ngày. 

Khách sạn còn có thể tiết kiệm hơn bằng cách thay toàn bộ dàn đèn bằng LED, các bóng đèn này thường tiêu thụ ít hơn 80% điện năng và bền gấp 25 lần so với các bóng đèn thường. Hãy thử tưởng tượng mức điện năng mà khách sạn bạn tiêu thụ trong một năm được cắt giảm hợp lý. Kinh phí này cho phép bạn có thể đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, nuông chiều khách hàng của mình hết mức. 

Cắt giảm năng lượng và nguồn nước có vẻ bất khả thi với khách sạn nếu không muốn ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Thay vào đó hãy vận dụng các ứng dụng một các khéo léo để cảnh báo khách hàng khi cần thiết.

Thay thế tất cả bóng đèn thường bằng đèn LED sẽ giúp khách sạn tiết kiệm năng lượng đáng kể. Tích hợp với công nghệ thông tin cho phép khách sạn chỉnh giới hạn thời gian tắm và những bộ đồ dùng 1 lần (amenities) mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Cài đặt thời gian tắm vòi thông minh với sự tích hợp của đèn LED chớp nháy khi gần đạt đến giới hạn thời gian sẽ kích hoạt ý thức khách hàng tiết kiệm nước một các tự nhiên mà không ảnh hưởng hoặc làm mất đi không gian nghỉ dưỡng của khách.

Giảm thiểu dọn phòng hằng ngày

Dọn phòng là dịch vụ cộng thêm mà đa số khách hàng đều ưa thích. Tuy nhiên, sự ám ảnh về khối lượng giặt là đằng sau câu chuyện dọn phòng hằng ngày là có thật. Bột giặt và dung dịch tẩy rửa làm ô nhiễm nguồn nước không cần thiết. Chạy chương trình tích lũy điểm thành viên hoặc voucher giảm giá khi sử dụng những dịch vụ tiện nghi tại khách sạn nếu khách đồng ý không dọn phòng hằng ngày sẽ tiết kiệm cho khách sạn một khoản chi phí không hề nhỏ đồng thời đóng góp những lợi ích thiết thực cho môi trường. Nhiều khách sạn đã cho phép khách lựa chọn việc này qua ứng dụng điện thoại hoặc thiết bị cầm tay có sẵn của khách sạn tại phòng, cho phép khách quyền tự do quyết định theo nhịp điệu mà khách cảm thấy thoải mái trong vùng an toàn của họ.

Nước thải của nước giặt và những sản phẩm dọn vệ sinh mà ngành khách sạn đang tiêu thụ là rất cao. Nhằm bảo vệ môi trường, khách sạn hãy cho phép khách lựa chọn việc dọn phòng qua ứng dụng, giao phó lại trách nhiệm bảo vệ môi trường cho khách hàng.

Để việc dọn phòng hằng ngày là một lựa chọn trên ứng dụng khách sạn của bạn để khách có quyền quyết định, tự chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Điện tử hóa nhu cầu sử dụng giấy

Thay thế tất cả các thực đơn, chi tiết đặt phòng, tờ bướm chương trình và những thông tin phòng lưu trú bằng thiết bị điện tử cầm tay tại phòng hoặc màn hình tương tác cảm ứng tại sảnh chờ sẽ giúp giảm thiểu số lượng tiêu thụ giấy, bìa cứng và rác thải nhựa trong vận hành. Đề nghị nâng cấp phòng với khuyến mại, dịch vụ spa và suất ăn tại khu vực nhà hàng trên các thiết bị điện tử để khuyến khích khách hàng trải nghiệm, sử dụng và liên lạc với khách sạn qua công nghệ, giúp họ thật sự cảm nhận sự tiện nghi mà công nghệ đem lại.

Quản lý rác thải thực phẩm hiệu quả

Chất thải thực phẩm trong ngành khách sạn hiện đang là một vấn đề đáng quan ngại trên toàn thế giới và thường được các báo đài kêu gọi các chủ khách sạn phải có trách nhiệm hơn trong việc giảm thiểu lượng chất thải thực phẩm thấp nhất có thể. Với sự trợ giúp của công nghệ gần đây, nhà bếp có thể lên sẵn thực đơn khả dụng nhằm giảm nguồn tiêu thụ sử dụng thực phẩm bằng việc rà soát các lưu trữ liên quan đến rác thải nhà bếp mỗi ngày. Thêm vào đó, công nghệ này còn cho phép nhà bếp nắm bắt sở thích ăn uống của khách hàng và lịch dùng bữa của họ để có thể cá nhân hóa cả một hành trình ăn uống bắt đầu từ khi họ check-in nhằm tích cực giảm đối đa lượng thải thực phẩm đang dùng.

Định hướng du lịch bền vững đòi hỏi khách sạn phải nâng tầm công nghệ. Đây thường được tìm thấy trong các mô hình khách sạn thông minh. Mô hình này đã minh chứng được những hiệu quả thân thiện với môi trường, đồng thời cắt giảm chi phí nội bộ xuống mức thấp nhất có thể. Những lợi ích của khách sạn thông minh không dừng ở đó, CiHMS đã từng có bài chia sẻ về sức mạnh của mô hình này tại một blog gần đây. Chuyển đổi sang một mô hình khách sạn khác là một động thái mang tính chiến lược cần được lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận, vì vậy đầu tư vào một giải pháp tương đương để có thể vận hành khách sạn bạn tỉ mỉ hơn từ Housekeeping đến F&B trên cùng một giao diện là một lựa chọn mang tính dễ dàng hơn cho các chủ khách sạn.

Những bước đầu để chuyển dần sang du lịch xanh đòi hỏi khách sạn phải nỗi lực và can đảm trong hành động. Giải pháp quản lý khách sạn CiHMS sẽ giúp quá trình chuyển đổi của bạn mượt mà hơn mà không phải gặp nhiều rào cản.

Chọn lựa giải pháp quản lý khách sạn phù hợp với mô hình vận hành khách sạn của bạn nhằm đảm bảo giữ giá trị bền vững với môi trường là một lựa chọn khó khăn. Nếu là vậy thì đừng lo, CiHMS sẽ giúp bạn.

Nhận được các báo cáo tập trung sẽ giúp bạn có thể nắm tình hình vận hành của nhiều khách sạn trong cùng một thời điểm, dễ dàng truy cập từ bất cứ đâu tại bất kỳ thời gian nào, và tích hợp dễ dàng với những phần mềm quản lý khách sạn qua công nghệ Open API là những ích lợi của một phần mềm quản lý khách sạn được xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đang tiến gần hơn đến mô hình khách sạn thông minh hơn bao giờ hết. Chúng tôi tự hào là nhà phát triển giải pháp quản lý khách sạn CiHMS đầy mạnh mẽ và linh hoạt. Phần mềm quản lý khách sạn sẽ song hành cùng khách sạn, luôn không ngừng đổi mới sáng tạo với công nghệ hiện đại và tốn tân nhất, hỗ trợ ngành khách sạn lưu trú trở thành ngành du lịch xanh nhanh chóng và an toàn.

Ngoài những chiến thuật trên, có những sáng kiến nào ngành khách sạn lưu trú có thể ứng dụng để đạt được mục tiêu cuối cùng của du lịch bền vững? Hãy chia sẻ với CiHMS tại phần bình luận dưới đây. Cùng nhau bảo vệ trái đất của chúng ta, mỗi ngày một ít, từng chút từng chút một!

Learn More

Tầm quan trọng của tỷ lệ ngang giá trong ngành khách sạn

Cuộc tranh cãi xung quanh chủ đề tỷ lệ ngang giá trong ngành khách sạn vẫn chưa đến hồi kết thúc luôn, và chủ đề này ngày càng leo thang và bị cấm tại một số nước Châu u. Việc áp dụng tỷ lệ ngang giá khá phức tạp và thường được xem là bất lợi cho các bên liên quan và chủ đầu tư. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho chủ khách sạn trong việc đề xuất các chiến lược giá để được vị thế tốt và tận dụng tối đa mạng lưới trên các kênh phân phối mà không bị rơi vào thế lạc lõng. Thực sự tỷ lệ ngang giá là gì và tại sao khái niệm này vẫn tồn tại? Làm cách nào để kiểm soát và biến nó thành thế mạnh cho khách sạn?

Tỷ lệ ngang giá là gì?

Trên lý thuyết, tỷ lệ ngang giá khách sạn được hiểu là giá phòng niêm yết phải được đồng nhất trên mọi kênh phân phối. Điều này có nghĩa giá phòng bán phải giống nhau từ trên kênh website khách sạn tới các kênh OTA, cho dù tăng hay giảm theo mùa. Ví dụ, nếu phòng Superior bán với giá 1 triệu đồng/đêm trực tiếp trên website thì giá này phải được niêm yết trên các kênh bán còn lại như Agoda hay Traveloka. Tuy nhiên thực tế thì điều này không đơn giản như vậy.

What is rate parity in hotel sector Tỷ lệ ngang giá hiện đang là một trong những chủ đề gây tranh cãi

Tỷ lệ ngang giá có cần thiết?

Tỷ lệ ngang giá được xem là mấu chốt trong mọi thỏa thuận với bất kỳ kênh OTA để đảm khách sạn không bán phá giá trên kênh trực tuyến website. Điều này cũng nhằm đem lại cho khách hàng thông tin giá rõ ràng nhất quán.

Mặt hạn chế của tỷ lệ ngang giá

Cạnh tranh giá bất công

Các kênh phân phối OTA luôn là một trong những nguồn đem lại đặt phòng lớn cho khách sạn. Tuy nhiên, giá phòng trên OTA luôn thấp vì các kênh này thường đi kèm các chương trình khuyến mãi cộng thêm nhờ vào việc cấn trừ chi phí vào cắt giảm hoa hồng của họ. Và khi khách sạn thực hiện các chương trình khuyến mãi riêng, họ thường phải thông báo cho các kênh phân phối do ràng buộc điều khoản hợp đồng.
Việc kiểm soát tỷ lệ ngang giá được xem là hành động cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm tại một số nước Châu Âu. Một số nước khác thì cho phép ngang giá tỷ lệ hẹp, cho phép khách sạn cung cấp giá phòng tùy chọn trên các kênh phân phối khác nhau ngoại trừ các kênh trực tiếp của khách sạn. Điều này cho phép khách sạn linh hoạt tạo ra các chương trình khuyến mãi thông qua bán phòng qua email, hay điện thoại trong các chương trình khách hàng thân thiết.

Cuộc chiến tỷ lệ ngang giá

Để đảm bảo tính ngang giá, khách sạn cần phải kiểm soát giá bán trên mọi kênh phân phối. Việc này tốn thời gian và công sức vì phải được thực hiện gần như mỗi ngày. Với mỗi kênh phân phối mới xuất hiện thì nó đem tới cả cơ hội và thách thức về giá bán. Với trước đây thì điều này có thể là một thách thức, tuy nhiên ngày nay khách sạn hoàn toàn có thể làm với hệ thống quản lý khách sạn PMS. The practices of rate parity are widely used in OTAs channels. Maintaing a consistent price for a product on all distribution platform. Cuộc chiến giá bán luôn khốc liệt giữa các kênh OTA và khách sạn

Theo dõi tỷ lệ ngang giá

Để đảm bảo tính công bằng về giá, việc theo dõi tỷ lệ ngang giá là cần thiết. Khách sạn hoặc các kênh OTA thường xuyên kiểm tra ngẫu nhiên giá bán phòng trên các kênh khác nhau bằng cách tìm kiếm thông tin qua metasearch. Ngoài ra có thể sử dụng công cụ như Rate Shopper.

Rate shopper không chỉ quét thông tin giá bán phòng kiểm soát tỷ lệ ngang giá, công cụ này còn có thể lấy thông tin giá phòng từ tập đối thủ của khách sạn theo thời gian thực. Rate shopper sẽ thông báo khách sạn khi phát hiện vấn đề liên quan đến tỷ lệ ngang giá, phân tích giá và nhu cầu thị trường và đưa ra báo cáo chi tiết. Tất cả nhằm giúp khách sạn hoạch định chiến lược giá tốt hơn. Hiện tại CiHMS có tính năng rate shopper, liên hệ với chúng tôi để có thể xem demo giải pháp.

CiHMS RSS - Rate shopper Minh họa bảng điều khiển CiHMS – Rate shopper

Biến tỷ lệ ngang giá thành lợi thế cho khách sạn

Tỷ lệ ngang giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của khách sạn. Thông thường khách sạn sẽ muốn nguồn thu ổn định từ các kênh trực tiếp, tuy nhiên để hướng khách hàng rời xa các kênh OTA gần như là một việc không thể. Các kênh phân phối luôn có nguồn ngân sách lớn cho việc quảng bá tiếp thị, và họ sẵn sàng chi tiền cho các chương trình khuyến mãi kích cầu mạnh, điểm thưởng, voucher, đêm nghỉ miễn phí, quà tặng miễn phí… Nhưng không vì vậy mà hết cách cho khách sạn:

Khuyến khích đặt trực tiếp

Nếu không thể cạnh tranh về giá bán, khách sạn có thể tăng cường các chính sách lợi ích cộng thêm cho khách đặt phòng trực tiếp như: chỗ để xe riêng, thời gian check-in sớm và linh hoạt hơn, bữa ăn miễn phí

Chương trình khuyến mãi đặc biệt

Dành ra các chương trình khuyến mãi riêng cho từng nhóm khách chuyên biệt: khách theo dõi trên kênh mạng xã hội Facebook, Instagram. Khách hàng thân thiết qua email hay điện thoại.

Trải nghiệm đặt phòng trực tiếp

Một điều chắc hẳn các kênh OTA lớn đang làm thành công đó chính là trải nghiệm đặt phòng trên kênh của họ. Yếu tố quyết định việc khách đến trang website khách sạn và đặt phòng đó chính là phải đảm bảo được trải nghiệm đặt phòng là hoàn hảo và trơn tru. Lược giản các bước trung gian không cần thiết, hình ảnh thông tin rõ ràng đầy đủ, hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán và đảm bảo tính an toàn bảo mật.

Tận dụng lượng hiển thị trên trang tìm kiếm

Để có thể tiếp cận trực tiếp tới khách hàng mình, các khách sạn nên tận dụng các kênh tìm kiếm như Google. Tối ưu website để tăng sự hiện diện của mình khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Về mặt lâu dài, chính sách tỷ lệ ngang giá không hoàn toàn có lợi cho khách sạn. Việc giảm giá thành và giá phòng rẻ liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu của khách sạn. Chi phí hoa hồng cao làm giảm tính cạnh tranh đối với khách sạn khi muốn làm các chương trình khuyến mãi cho kênh bán trực tiếp. Tỷ lệ ngang giá phần nhiều có lợi cho OTA và sẽ vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi.

Chính vì vậy khách sạn cần chủ động thực hiện các nỗ lực tiếp thị để không bị phụ thuộc vào kênh bán OTA. Trang bị giải pháp quản lý khách sạn PMS tích hợp với tính năng kiểm soát tỷ lệ ngang giá – Rate shopper để chủ động trong các vấn đề phát sinh về giá bán.

Learn More

[Cập nhật tính năng] Kết nối trực tiếp với Booking.com

Sau nhiều tháng chuẩn bị và đàm phán, phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS-DCM tự hào đã kết nối trực tiếp thành công với một trong những kênh OTA lớn nhất thị trường hiện nay và cũng là đối tác kết nối trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam với: Booking.com.

CiHMS kết nối trực tiếp Booking.com

Phân hệ quản lý kênh phân phối CiHMS DCM chính thức kết nối trực tiếp với kênh Booking.com

Các khách hàng của CiHMS khi sử dụng phân hệ Quản lý kênh phân phối DCM nay có thể kết nối trực tiếp bán phòng trên Booking.com, một kênh phân phối tầm cỡ được thêm vào trong danh sách các kênh phân phối OTA được kết nối trực tiếp mà CiHMS đã thông báo tại bài cập nhật Các kênh phân phối OTA trực tiếp liên kết với phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS DCM cách đây không lâu. Tuy trong thời điểm khủng hoảng đại dịch, Booking.com vẫn tiếp tục gia tăng thị phần một cách đáng kinh ngạc khiến nhiều người phải nể phục.

Việc kết nối với kênh phân phối Booking.com đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Booking.com yêu cầu đối tác phải hội tụ rất nhiều điều kiện chi tiết, cần thiết trong quá trình kết nối. Trong đó phải kể đến là tiêu chuẩn khắt khe của hệ thống an ninh phải đặt được như tiêu chuển PCI DSS và PII, ngoài ra đối tác còn phải sở hữu một đội ngũ kỹ thuật kỳ cựu, am hiểu công nghệ mới nhất và kịp thời cập nhật các thay đổi khi cần. Các đối tác còn phải có độ phủ rộng đến các khách sạn, có đủ số lượng khóa phòng trên hệ thống và lịch sử hợp tác với các đối tác OTA khác cũng là những vấn đề được Booking.com quan tâm. Chắc chắn rằng, Booking.com là một trong những đối tác OTA khó tính nhất mà CiHMS đã chinh phục được.

Phân hệ quản lý các kênh phân phối CiHMS DCM có thể tích hợp nhanh chóng với các phần mềm quản lý khách sạn, đặc biệt là phần mềm quản lý khách sạn CiHMS PMS xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây của chúng tôi. Nếu anh chị đang có kế hoạch thay đổi hệ thống nhưng vẫn còn phân vân về giải pháp thì đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ CiHMS để được trải nghiệm thực tế các bản thử CiHMS DCM cùng các giải pháp chuyên biệt cho khách sạn nhé.

Learn More

VinHMS ký kết hợp tác với các trường Đại học uy tín 

Số hóa ngành du lịch và khách sạn đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực số hóa nhanh nhất có thể để chạy đua cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ 4.0. Tại VinHMS, việc chuyển đổi số đã diễn ra từ những ngày đầu và đây không còn là một khái niệm quá mới mẻ với chúng ta. Đây đòi hỏi một quá trình đào tạo ban đầu để giúp tất cả mọi người đều hiểu và chia sẻ tầm nhìn giống nhau. Vậy, tại sao không giúp các bạn sinh viên được trải nghiệm công cuộc chuyển đổi số này từ những ngày còn trên ghế nhà trường, được thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn mà không phải đợi đến lúc thực tập hoặc tốt nghiệp? Chương trình đồng hành cùng giáo dục của VinHMS đã ra đời với mục tiêu giới thiệu giải pháp quản lý khách sạn – CiHMS ngay từ nguồn. 

Trong tháng 11 vừa qua, VinHMS đã ký thỏa thuận đào tạo với các khoa Du lich – Khách Sạn tại 3 trường Đại Học uy tín trong khuôn khổ Thành Phố Hồ Chí Minh trước, bao gồm: Đại học Hoa Sen, Đại học Văn Lang và Đại học Tôn Đức Thắng. Sau đó, sẽ nhân rộng mô hình ra các trường Đại học trên toàn quốc. Tham gia chương trình này, các trường Đại học sẽ được VinHMS cung cấp phần mềm CiHMS miễn phí sử dụng nội bộ. Các sinh viên có cơ hội tiếp cận, thao tác, và thực hành phần mềm trong suốt quá trình học tập. 

 

Hình ảnh buổi ký kết thỏa thuận trực tuyến giữa VinHMS và Đại học Văn Lang 

 

Bước đầu, sau khi triển khai giải pháp CiHMS và chuyển giao thành công cho Đại học Hoa Sen, VinHMS đã nhận về nhiều phản hồi vô cùng tích cực đồng thời là niềm vui xen lẫn tự hào của đội ngũ CiHMS nói riêng, VinHMS nói chung. Hệ thống sẽ là công cụ hỗ trợ tốt cho môi trường giảng dạy, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc và thực hành trong thực tiễn song song với những lý thuyết chỉ nằm trên sách vở. 

Ngoài ra, giữa VinHMS và các trường đại học sẽ thúc đẩy hợp tác trao đổi kiến thức chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho sinh viên, nhằm học hỏi lẫn nhau và nhờ đó phát triển phần mềm CiHMS ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Chương trình đồng hành cùng ngành giáo dục tại VinHMS cũng là cách mà cả tập thể công ty lan tỏa tinh thần “Paying it Forward” cho các thế hệ trẻ của ngành Du lịch – Khách sạn của Việt Nam.

Learn More

Liệu PMS của bạn có thể xử lý một đơn đặt phòng gồm 82,000 giao dịch?

CiHMS hiện là một cái tên còn khá mới mẻ trên thị trường giải pháp quản lý khách sạn. Ra mắt chính thức giữa bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19, CiHMS chưa được va chạm thực tế ứng dụng cho nhiều loại hình kinh doanh khách sạn đa dạng quy mô từ nhỏ đến lớn. Đây chính là khó khăn và thử thách lớn nhất mà đội ngũ CiHMS đang đương đầu. Thử thách thường sóng đôi cùng cơ hội. Cũng trong thời điểm căng thẳng của đại dịch, chúng tôi đã có cơ hội hiếm hoi chứng minh hệ thống của CiHMS có khả năng xử lý dữ liệu ở quy mô lớn: 192 đặt phòng với trên 82,000 giao dịch được định tuyến về một hồ sơ khách duy nhất.

Khách hàng của chúng tôi đã hết sức bất ngờ trước khối lượng xử lý dữ liệu quá lớn của chức năng định tuyến mã giao dịch mà không bỏ sót hay sai sót bất kỳ chi tiết nào.

Chức năng định tuyến mã đặt phòng trở nên hữu ích giữa bối cảnh đại dịch phức tạp cho các khách hàng của chúng tôi, trong sự kiện đón đoàn hơn 200 người đến cách ly tập trung Với sự giúp đỡ của chức năng định tuyến mã đặt phòng, khách hàng của chúng tôi đã tự tin đón đoàn 200 khách đến cách ly cùng nhiều yêu cầu phức tạp giữa bối cảnh đại dịch mà không gặp phải bất kỳ trở ngại gì với hệ thống

Vậy định tuyến mã giao dịch là gì?

Trong quy trình hoạt động của khách sạn, Định tuyến là việc chuyển tiếp toàn bộ chi phí/giao dịch trong một tổ hợp đặt phòng về một hồ sơ khách duy nhất (Guest folio hay còn được biết đến là sổ theo dõi các khoản chi tiêu của khách hàng). Chức năng này cho phép các chủ khách sạn có thể quản lý tất cả các giao dịch phát sinh cho nhóm đặt phòng này ở một chỗ nhất định. Cách làm này khá phổ biến. Ví dụ, một công ty đặt một cơ số phòng để tổ chức sự kiện họp thường niên và muốn gom tất cả chi phí phòng đã đặt về một phòng nhất định để có thể tiến hành thanh toán, xuất hóa đơn cho toàn bộ công ty. Trong trường hợp này, việc định tuyến cho phép gửi chi phí giá phòng và thuế của mỗi phòng đặt về một phòng nhất định và thực hiện xuất một hóa đơn duy nhất. Một minh họa rõ ràng về cách hoạt động của chức năng định tuyến mã đặt phòng trực tuyến Mọi giao dịch phát sinh của nhóm đặt phòng được chuyển hết về một phòng nhất định nhờ chức năng định tuyến mã đặt phòng

Các lựa chọn trong định tuyến tùy thuộc vào tính chất và nhu cầu vận hành của từng khách sạn. Điển hình, các nhóm đặt phòng có thể được định tuyến dựa theo tiêu chí như: chi phí phòng; chi phí phòng và dịch vụ giặt đồ; chi phí phòng và chi phí ăn sáng, hoặc bao gồm tất cả chi phí. Với phần mềm quản lý khách sạn CiHMS, chúng tôi cho phép chỉnh các lựa chọn tiêu chí cho chức năng định tuyến mã giao dịch dựa trên những nhu cầu phát sinh trong quá trình vận hành của khách sạn. Góp phần đem lại sự linh hoạt trong chức năng đặt phòng nhóm, giúp chủ khách sạn dễ dàng đáp ứng những yêu cầu bất ngờ đến từ phía khách hàng. Như năm ngoái là một ví dụ, chúng tôi cho phép định tuyến mã đặt phòng theo đại lý du lịch (TA), đây là một lựa chọn được sử dụng xuyên suốt trong mùa du lịch. Điều này đẩy nhanh quá trình nhận và trả phòng cho các đoàn khách, rút ngắn thời gian chờ đợi.

Định tuyến mã giao dịch trong thực tiễn

Trong thời điểm dịch bệnh hoành hành, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi các khách sạn địa phương và khu nghỉ dưỡng ra sức giúp đỡ trong việc cung cấp chỗ ở cho các đối tượng cách ly. Một số khách sạn đã tự nguyện trở thành “điểm cách ly” để đóng góp một phần công sức của mình cho cộng đồng. Mới đây, một trong các khách hàng của CiHMS cũng đã chung tay tham gia vào chiến dịch đầy ý nghĩa này, đón tiếp nhóm khách đến cách ly tập trung trong thời gian dài: 192 đặt phòng với thời gian cách ly 21 ngày.

  • Cung cấp 3 bữa ăn mỗi ngày và các bữa xế tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng
  • Phục vụ phòng và dịch vụ giặt đồ cho mỗi phòng
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh và tiêu chuẩn “An toàn để sống” (Safe to stay) để đảm bảo môi trường an toàn cho toàn bộ khách hàng và các nhân viên.
  • Các giao dịch liên quan đến nhóm khách hàng này sẽ được định tuyến về một hồ sơ khách hàng nhất định.

Định tuyến mã đặt phòng có thể dễ dàng thực hiện bởi phần mềm quản lý khách sạn CiHMS tại ngay quầy lễ tân khách sạn Việc định tuyến mã đặt phòng cho khách được thực hiện bởi lễ tân khách sạn với phần mềm quản lý khách hàng CiHMS

21 ngày qua đi trong nháy mắt. Tại quầy làm thủ tục trả phòng, chức năng định tuyến mã phòng đã giúp khách hàng chúng tôi hoàn thành việc in hóa đơn VAT cho khách với đầy đủ chi tiết của 82,000 giao dịch một cách nhanh chóng.

Chúng tôi khá hứng khởi câu chuyện chia sẻ của khách hàng về việc định tuyến số lượng lớn giao dịch về một mã đặt phòng trong sự kiện trên. Trải nghiệm “cách ly” này đã giúp chứng minh trong cơn khủng hoảng, khả năng tiềm ẩn của hệ thống CiHMS là rất cao, khẳng định giải pháp quản lý khách sạn của chúng tôi rất đáng tin cậy.

Thông thường, đại lý du lịch có thể dẫn đoàn lấy trung bình từ 200 đến 300 phòng là tối đa. Thời gian ở của đoàn có thể dao động từ 3 đến 12 ngày là nhiều nhất. Mỗi đoàn có thể phát sinh đến cao nhất là 10,000 giao dịch. Một lần nữa, tiêu chuẩn khắt khe trong giai đoạn phát triển phần mềm của chúng tôi là bước đi đúng đắn.

Tại CiHMS, chúng tôi tin rằng CiHMS không chỉ là một phần mềm quản lý khách sạn, mà còn là một cơ hội cho các khách sạn có thể thử sức mình ngoài vùng an toàn, sẵn sàng để thích nghi, và thay đổi cùng với thế giới đang biến động từng ngày ngoài kia.

Learn More

[Cập nhật tính năng] Các kênh OTA kết nối trực tiếp với CiHMS

Cập nhật tính năng: Quản lý kênh phân phối – CiHMS DCM chính thức kết nối với Booking.com.

 

Trong giải pháp quản lý khách sạn của CiHMS, tính năng Quản lý kênh phân phối (DCM) được dùng để quản lý các đặt phòng từ tất cả các kênh OTAs trên cùng một giao diện. Điều này có thật sự cần thiết? Với sự trợ giúp của DCM, các khách sạn sẽ thuận tiện trong việc quản lý hàng chục, hàng trăm kênh phân phối.

Thông qua các kênh phân phối OTA, khách sạn dễ dàng tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu mà không cần tốn chi phí tiếp thị. Theo nghiên cứu gần đây của D-Edge.com, thị phần OTAs chiếm đến hơn 63% tại thị trường Châu Âu, và 61% tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Mặc dù đại dịch COVID-19 có khuynh hướng làm ngành du lịch chậm lại, nhưng thị phần của các kênh phân phối OTA vẫn giữ thứ hạng khá cao.

Các khách sạn thường ký hợp đồng hợp tác để có thể bắt đầu bán phòng trên các kênh phân phối này mà không cần phải trả trước bất kỳ chi phí nào. Các kênh OTAs chỉ bắt đầu tính phí, dựa trên phần trăm giá trị phòng, một khi khách hàng tiến hành thanh toán phòng thành công tại các website của họ. Các kênh OTA chiếm được sự yêu thích của khách hàng là do họ đã mạnh tay chi tiền cho các hoạt động tiếp thị như các quảng cáo TVCs, quảng cáo trực tuyến thông qua các kênh xã hội và các gói tài trợ. Họ sẵn sàng chi các khoản lớn cho các biển quảng cáo ngoài trời đắt đỏ, các kênh quảng cáo tiếp thị khác nhau để đánh bóng và “nâng tầm” thương hiệu. Tóm lại, việc kết nối với các kênh phân phối là một đầu tư ít rủi ro, đặt biệt là đối với những khách sạn có mức kinh phí tiếp thị giới hạn.

CiHMS-DCM là phân hệ Quản lý kênh phân phối của phần mềm quản lý khách sạn của chúng tôi dùng để quản lý các thông tin đặt phòng (bookings) cùng một lúc

Quản lý kênh phân phối trong CiHMS – phần mềm quản lý khách sạn tối ưu của bạn – sẽ tập trung tất cả các thông tin đặt phòng (bookings) trên một nền tảng duy nhất, giúp bạn kiểm soát, theo dõi và tùy chỉnh dễ dàng, nhanh chóng trong khi các dữ liệu được đồng bộ hóa tại thời gian thực trên toàn bộ các kênh phân phối

Mỗi kênh OTA thường nhắm tới phân khúc khách hàng khác nhau. Hiểu được khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình là ai để chọn kênh phân phối OTA cho phù hợp sẽ giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn đến đúng đối tượng mà bạn đang tìm kiếm. Hiện không chỉ có một hoặc hai kênh phân phối OTA, mà là vài trăm kênh OTA trên thị trường. Để quản lý, theo dõi và cập nhật phòng đòi hỏi bạn phải tự đăng nhập và hoàn thành công việc này một cách thủ công. Đây không chỉ là một công việc mang tính lặp lại, mà còn có phần nhàm chán.

Nhờ vào phân hệ Quản lý kênh phân phối (CiHMS-DCM), bạn có thể kết nối với tất cả các kênh phân phối hiện hữu một cách trực tiếp và độc lập, hoặc gián tiếp qua điểm kênh phân phối. Hiện tại, CiHMS cho phép bạn kết nối trực tiếp với các kênh OTAs hàng đầu thế giới như: Traveloka, Agoda, Expedia, TripAdvisorTrip.com, Booking.com và nhiều hơn thế nữa.

Expedia Trip.com

“Tại CiHMS, chúng tôi trân quý mỗi khách hàng của mình như nhau. Chúng tôi mong muốn các khách sạn có thể tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng của họ một cách kịp thời nhất và tối ưu nhất.” Ông Hoàng Nguyễn – CEO của CiHMS đã có chia sẻ. “Kết nối trực tiếp với các kênh phân phối hàng đầu sẽ giúp các khách sạn có thể mở rộng và phát triển số lượng khách hàng nhiều nhất, nhằm đơn giản hóa và cải tiến cách thức vận hành của doanh nghiệp.”

Phân hệ Quản lý kênh phân phối của CIHMS còn cho phép kết nối trực tiếp với các kênh phân phối OTAs qua công nghệ API mở. Qua hình thức này, các khách sạn có thể kết nối ngay lập tức với những kênh phân phối yêu thích của họ chỉ với một số thao tác đơn giản. CiHMS còn khá mới trên thị trường. Tuy vậy mức độ tăng trưởng của CiHMS là rất nhanh, đảm bảo để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có bản demo miễn phí của CiHMS-DCM.

Learn More

Lễ ra mắt giải pháp quản lý khách sạn toàn diện CiHMS

Vào ngày 9/4/2021, buổi lễ ra mắt chính thức của CiHMS – giải pháp quản lý khách sạn tối ưu được tổ chức tại Gem Center, thành phố Hồ Chí Minh. Chân thành cảm ơn tất cả các khách mời đã dành thời gian đến tham gia cột mốc trọng đại này cùng với CiHMS. Chúng tôi vô cùng cảm kích và vinh dự được chào mừng quý khách hàng, các nhà đầu tư, cùng các chuyên gia trong ngành khách sạn cũng như công nghệ thông tin tại buổi lễ. Mặc dù phần mềm đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các khách sạn từ đầu năm nay, chúng tôi nhận thấy CiHMS xứng đáng có một buổi lễ ra mắt đúng nghĩa cho riêng mình. Đây cũng là ngày kỷ niệm để ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ từ toàn thể đội ngũ CiHMS trong suốt hai năm qua.

Giải pháp quản lý khách sạn - CiHMS đã chính thức ra mắt vào ngày 9/4/2021 vừa qua cùng với các khách mời là khách hàng, nhà đầu tư cũng như những chuyên gia công nghệ thông tin và ngành khách sạn

Buổi lễ ra mắt cho CiHMS – giải pháp quản lý khách sạn hàng đầu diễn ra vào ngày 9/4/2021 vừa qua

CiHMS là một giải pháp quản lý khách sạn tối ưu giúp biến đổi và hoàn thiện quá trình vận hành khách sạn một cách toàn diện. CiHMS cho phép bạn tự động hóa các hoạt động vận hành thường ngày từ quần lễ tân đến bộ phận hậu sảnh. Giá phòng, định phần phòng, và tình trạng phòng dễ dàng được cập nhật chỉ từ một nền tảng duy nhất. Đồng thời được đồng bộ hóa tại mọi thời điểm với hàng trăm kênh OTA trong và ngoài nước áp dụng cho tất cả các khách sạn nằm trong mạng lưới của bạn. Ngoài ra, CiHMS còn cung cấp một hệ thống đặt phòng tập trung để bạn có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các báo cáo chi tiết chỉ trong một cú click chuột.

CiHMS cung cấp một hệ thống đặt phòng tập trung giúp nắm quản lý tình hình kinh doanh qua các báo cáo chi tiết chỉ trong một cú click chuột

Trên hết, giải pháp quản lý khách sạn của chúng tôi được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, nghĩa là bạn có thể truy cập vào hệ thống từ bất kỳ đâu tại bất kỳ thời điểm nào từ các thiết bị cầm tay hoặc máy tính có kết nối internet. Công nghệ điện toán đám mây giải thoát các doanh nghiệp khỏi những gánh nặng về kinh tế. Không có bất kỳ chi phí phát sinh trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng IT hoặc tuyển dụng nhân viên IT chuyên quan sát theo dõi và bảo trì hệ thống. Tạm gác các lo âu về nâng cấp phần mềm, hệ thống cũng như bảo trì cho doanh nghiệp. Hãy giao hết những công việc ấy cho CiHMS.

Hệ thống quản lý khách sạn CiHMS được xây dựng trên nền tảng đám mây, hỗ trợ truy cập vào hệ thống từ bất kỳ đâu tại bất kỳ thời điểm nào từ các thiết bị cầm tay hoặc máy tính có kết nối internet

Tương thích với hầu hết các phần mềm của bên thứ 3, dễ dàng mở rộng theo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, CiHMS là một giải pháp quản lý khách sạn cực kỳ linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Chúng tôi tôn trọng tính bảo mật thông tin của quý khách hàng và luôn có những ưu tiên hàng đầu trong vấn đề này. Đó là lý do mà hệ thống CiHMS đạt được các chứng nhận quốc tế như PCI-DSS, HTNG và đang trong quá trình chờ cấp chứng chỉ ISO 27001, ISO 27018 để luôn minh bạch thông tin đối với khách hàng, cùng lúc bảo vệ họ khỏi những mối lo về ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài. (Để hiểu hơn về các tính năng sản phẩm của CiHMS, bạn có thể đọc thêm tại tại đây)

Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phần mềm VinHMS đã chỉ sẽ về cuộc hành trình xây dựng giải pháp khách sạn toàn diện CiHMS với các khách mời tại buổi ra mắt sản phẩm

Tại buổi lễ ra mắt, ông Nguyễn Văn Hoàng – Tổng Giám Đốc công ty đã có những chia sẻ về hành trình xây dựng giải pháp quản lý khách sạn CiHMS từ những ngày đầu

Thay vì phải chi một khoản tiền lớn để mua phần mềm quản lý khách sạn tại chỗ (on-premises), CiHMS cho phép khách hàng thanh toán theo hình thức gói dịch vụ một cách kinh tế hơn: gói Essential phù hợp với các khách sạn nhỏ, Plus nhắm đến các khách sạn 3 và 4 sao, Boutique & Premium dành riêng cho phân khúc khách sạn 5 sao, resort nghỉ dưỡng hoặc mô hình khách sạn tập đoàn. Trong buổi lễ ra mắt, Ông Nguyễn Văn Hoàng – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh phần mềm VinHMS đã có những chia sẻ: “CiHMS được xây dựng dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất, giúp cho các khách sạn vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí đến mức tối thiểu, và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với khả năng liên kết đến hàng trăm kênh OTAs trong và ngoài nước, CiHMS mở cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận đến các thị trường lớn toàn cầu với giá trị doanh thu thu về cao hơn gấp nhiều lần”. Buổi lễ ra mắt đã khép lại với nhiều ấn tượng đẹp. Đây là cả một hành trình dài của CiHMS. Xin cám ơn tất cả đã có mặt tham dự buổi ra mắt của CiHMS. Đây là một kỉ niệm mà chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ.

Cùng xem lại một số hình ảnh tại sự kiện:

Ông Huỳnh Phúc Vinh – Giám đốc khối Sản phẩm giới thiệu về nền tảng kỹ thuật của giải pháp quản lý khách sạn CiHMS

Ông Nguyễn Minh Nhựt – Quản lý kinh doanh chia sẻ về những tính năng nổi bật và lợi ích khi sử dụng CiHMS

CiHMS được xây dựng dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất

Tại buổi lễ, quý khách hàng đã có được trải nghiệm thực tế về hệ thống giải pháp của CiHMS

Đón nhận nhiều sự quan tâm về sản phẩm của quý khách hàng, các nhà đầu tư, cùng các chuyên gia trong ngành khách sạn

Bạn có biết về hành trình của CiHMS không? Hãy đọc qua serie bài: “Lựa chọn hệ thống quản lý khách sạn: tự xây hay mua ngoài?” để tìm hiểu thêm nhé!

Learn More

Quá trình xây dựng CiHMS giải pháp quản lý khách sạn – Thất bại “hiệu quả”

Lịch thử nghiệm cho giải pháp quản lý khách sạn của chúng tôi trong suốt 4 tháng liên tục

Phiên bản khả dụng đầu tiên (MVP) của Phần mềm quản lý khách sạn CiHMS được hoàn thành sau 4 tháng lập trình không ngừng nghỉ khởi đầu từ con số 0 tròn trĩnh. Ngay sau đó, phần mềm được đưa ngay vào giai đoạn thử nghiệm thí điểm vào tháng 9 năm 2019. Phiên bản Alpha đầu tiên của CiHMS – Phần mềm quản lý khách sạn – đã được cài đặt và chạy thử nghiệm (Pilot test) tại các khách sạn thành phố trong hệ thống. Trong khoảng thời gian này, các phiên bản Beta, Gamma và Delta cũng lần lượt được ra đời. Toàn bộ quá trình thử nghiệm chính thức kết thúc vào tháng 12 năm 2019.

Chúng tôi nghĩ rằng mình đã hiểu tất cả các tính năng của sản phẩm một cách tường tận nhất, cho đến khi thực sự bước vào giai đoạn thử nghiệm thực tế, trong sự hỗ trợ và tư vấn cặn kẽ của các chuyên gia và cố vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Dần nhận ra mọi thứ không thể chỉ dựa trên lý thuyết, và phần mềm quản lý khách sạn của chúng tôi cũng vậy. Chỉ có những quy trình thực tiễn và các tương tác thật trong cuộc sống mới có thể cho chúng tôi thấy được những thiếu sót trong phần mềm quản lý khách sạn của mình. Nhờ đó, chúng tôi đã có thể tìm hiểu, cải thiện và điều chỉnh các tính năng và cập nhật không ngừng để giúp hệ thống PMS nâng cao hiệu quả.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi đúc kết được trong suốt giai đoạn thử nghiệm thí điểm và cách chúng tôi giải quyết và phát triển từ những thất bại ấy.

Thử nghiệm thí điểm là gì?

Trong phát triển phần mềm, pilot testing chính là công việc kiểm tra phần mềm của bạn hoạt động như thế nào trong điều kiện vận hành thực tiễn. Việc này cho phép chúng tôi xác minh tính khả thi, chi phí, thời gian, rủi ro và hiệu suất của hệ thống PMS trong quy mô nhỏ, thời gian thử nghiệm ngắn hạn, trước khi triển khai hệ thống một cách toàn diện cho khách hàng. Thử nghiệm này cũng giống như các buổi nhạc kịch diễn tập trước khi công diễn chính thức tại sân khấu, nhưng dành cho phần mềm quản lý của bạn. Để các thử nghiệm thí điểm diễn ra suôn sẻ nhất, trước khi thực hiện, chúng tôi phải:

  • Xây dựng kế hoạch cho quá trình thử nghiệm
  • Lên lịch trình thử nghiệm
  • Triển khai và thử nghiệm
  • Đánh giá thử nghiệm
  • Điều chỉnh & lặp lại

Quá trình thử nghiệm đã được lên kế hoạch cẩn thận để đảm bảo việc triển khai diễn ra suôn sẻ

Trong thời gian thử nghiệm, sẽ có lúc chúng tôi phải đưa ra quyết định quan trọng. Quyết định này được đưa ra sau khi thu thập, đánh giá các dữ liệu thử nghiệm và phải nằm trong một trong các phương án sau:

  • Từng bước tiến về phía trước (Stagger Forward): Thêm ứng viên vào nhóm thử nghiệm
  • Quay lại (Rollback): Khôi phục nhóm thử nghiệm về trạng thái trước đó
  • Đình chỉ (Suspension): Dừng thử nghiệm thí điểm
  • Vá lỗi và tiếp tục (Patch and continue): Triển khai các bản vá lỗi để giải quyết lỗi và tiếp tục thử nghiệm thí điểm

Cột mốc thử nghiệm đầu tiên: Khách sạn thành phố

Chúng tôi triển khai theo kế hoạch và thực hiện chúng từng bước một . Thử nghiệm đầu tiên được thực hiện ở các khách sạn phố. Chúng tôi bắt đầu giảm tải tất cả siêu dữ liệu của khách sạn bao gồm chi tiết thông tin khách sạn, số lượng phòng, loại phòng v.v. vào phiên bản alpha của CiHMS. Hệ thống được chạy thử nghiệm trong một tháng, đồng thời giá phòng và quản lý đặt phòng cũng được nhập thành công vào các cổng đặt phòng của các đại lý du lịch để đồng bộ giá phòng của hệ thống khách sạn trong thời gian thực.

Sau đó chúng tôi nhận được những khiếu nại và nảy sinh xung đột với bộ phận lễ tân về các chức năng sản phẩm cũng như những kỳ vọng của họ về phần mềm CiHMS. Họ liên tục so sánh giữa hệ thống cũ và hệ thống mới khiến đội ngũ lập trình thực sự mệt mỏi. Chúng tôi không chỉ phải chú ý nhiều hơn đến trải nghiệm người dùng mà còn phải đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ nhóm lễ tân. Quá trình kiểm toán đêm, là quá trình đánh giá và kiểm soát dòng tiền hàng ngày ra vào khách sạn, thật sự rất khác biệt với những gì chúng tôi hiểu về nó.

Phiên bản Beta được phát hành chủ yếu để sửa một số lỗi xảy ra và lập trình lại tính năng kiểm toán đêm dựa trên vận hành thực tiễn cóp nhặt từ bộ phận lễ tân. Khi phiên beta được đưa vào hoạt động, các nhân viên mới bắt đầu nhìn nhận phần mềm. Họ nhận ra rằng họ dành ít thời gian hơn trong việc kiểm toán đêm so với phần mềm quản lý khách sạn trước đây. Mọi thứ giờ đây được tự động hóa chỉ với một cú nhấp chuột.

Cột mốc thử nghiệm thứ hai: Resort, Spa và Chuỗi phức hợp khách sạn

Sau khi đánh giá dữ liệu, chúng tôi chọn phương pháp “Stagger forward”, tức là thêm các ứng viên trong trường hợp này là các khách sạn vào nhóm thử nghiệm thí điểm. Những khách sạn mới có mô hình hoạt động tương đối phức tạp và được liên kết với nhiều hệ thống. Cột mốc này có tính thử thách cao nhưng hoàn thành nó sẽ mang lại cảm giác cực kỳ thỏa mãn cao các thành viên như cả đội vừa giật được giải thưởng vậy.

Quá trình thử nghiệm gặp nhiều rủi ro và thách thức nhưng chúng tôi chưa bao giờ lùi bước

Có rất nhiều lần chúng tôi buộc phải khôi phục hệ thống về trạng thái cũ do xảy ra lỗi tích hợp với các phần mềm hiện có trong khách sạn. Tuy nhiên, những điều này không làm cả đội nản lòng. Chúng tôi học cách đứng lên từ những thất bại, vá lỗi và tiếp tục cho đến khi không còn lỗi nữa thì thôi. Đến cuối tháng 11 năm 2019, phiên bản Gamma của CiHMS đã được phát hành cùng chức năng tích hợp toàn diện với hệ thống SAP – Hệ thống kế toán tài chính của khách hàng và các hệ thống quản lý khác.

Cột mốc thử nghiệm thứ ba: Hoàn thiện hệ thống

Đây là giai đoạn thử nghiệm cuối cùng sau khi thành công vận hành giải pháp phần mềm khách sạn trong hai tháng liền. Chúng tôi có dữ liệu “hoàn hảo” so với hệ thống phần mềm quản lý khách sạn lưu trữ tại chỗ (on-premise). Một tín hiệu đáng mừng cho cả đội. Tất cả các tính năng đều dựa trên các quy trình thực tế và các hoạt động thực tiễn của khách sạn, không còn là những giả định từ lý thuyết. Điều này giúp loại bỏ các tính năng không thực tế và không cần thiết mà các nhà cung cấp khác thường đề xuất là những “tính năng bổ sung” mà khách hàng sẽ không bao giờ dùng đến. Chúng tôi tuân thủ theo quy trình: Thực hiện, Xác thực, Điểu chỉnh/ Thay đổi và lặp lại.

Quá trình thử nghiệm hệ thống quản lý khách sạn được bắt đầu vào tháng 09/2019 và chính thức kết thúc vào tháng 12/2019

Mặc dù CiHMS chỉ mới gia nhập thị thường giải pháp quản lý khách sạn vào khoảng một năm, bốn tháng thử nghiệm đã giúp CiHMS trưởng thành và phát triển nhanh chóng về mặt sản phẩm nói chung cũng như công ty nói riêng.

Thử nghiệm hiệu suất hoạt động của phần mềm tại Nha Trang

Ngoài giai đoạn thử nghiệm thí điểm, chúng tôi cũng đã thực hiện kiểm tra hiệu suất hoạt động tại một khách sạn của khách hàng ở Nha Trang. Cuộc thử nghiệm được tham gia với hơn 200 nhân viên tại khách sạn. Mọi người được yêu cầu đăng nhập vào hệ thống và hoàn thành tất cả các công việc hàng ngày của họ như đặt phòng, nhận phòng, trả phòng, đặt chỗ nhà hàng, v.v. vào cùng một thời điểm.

Thử nghiệm này đã chứng minh được rằng hệ thống của chúng tôi có thể xử lý số lượng khủng người dùng đồng thời, đảm bảo không bị quá tải và hệ thống không bị sập khi đưa phần mềm vào hoạt động với đầy đủ tính năng tại tất cả các khách sạn trong hệ thống của khách hàng. Chúng tôi rất may mắn khi có được sự hỗ trợ từ nguồn nhân lực của khách sạn khách hàng để thực hiện cuộc thử nghiệm này. Nếu không có sự giúp đỡ và hỗ trợ của họ, sẽ rất khó khăn cho chúng tôi để tìm một số lượng nhân sự lớn như vậy, đào tạo họ thực hiện các thủ tục khách sạn như những nhân viên thực thụ và đưa họ vào môi trường thử nghiệm để thực hiện thử nghiệm này.

Phương pháp Agile

Cách tiếp cận tối ưu được dùng trong phát triển phần mềm là phương pháp Agile, là phương pháp kết hợp tương tác giữa các nhóm tự tổ chức và đa chức năng với khách hàng. Với phương pháp này, cả đội có thể đảm bảo việc hoàn thành sản phẩm theo từng giai đoạn, mang lại sự linh hoạt và tính thích ứng trong nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp cũng như phản hồi của khách hàng.

Phương tháp Agile đã được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm quản lý khách sạn CiHMS

Tại CiHMS, phương pháp Agile đã được áp dụng từ những ngày đầu và đây cũng là một hướng đi mang tính chiến lược với chúng tôi. Không như phương pháp waterfall, nhân viên phân tích kinh doanh (BA) phải đưa ra thông tin mô tả sản phẩm rõ ràng, dài dòng, và mất rất nhiều thời gian cùng với các yêu cầu kỹ thuật. Việc thay đổi bất kỳ thông tin hoặc yêu cầu nào liên quan đến các mô tả đã đưa ra cũng cực kỳ tốn kém và thậm chí là bất khả thi do những ảnh hưởng liên đới. Người BA này sẽ kiểm soát và vận hành dự án này xuyên suốt thời gian thực hiện dự án.

Với phương pháp Agile, chủ sở hữu sản phẩm và nhà phân tích kinh doanh của chúng tôi không cần phải có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Họ tiếp cận khách hàng để có những câu chuyện từ người dùng (user stories). Từ đó, cả đội cùng xem xét và sắp xếp sự ưu tiên trong danh sách tính năng sản phẩm, chia các tính năng vào các khoảng thời gian (sprint) phù hợp với dự trù thời gian hoàn thành công việc được đề xuất bởi chính những thành viên sẽ đảm nhận phần việc này của nhóm. Những buổi họp thường nhật, lên kế hoạch cho các sprint, xem xét và đánh giá để thúc đẩy quá trình xây dựng và tiến trình hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất.

Phương pháp này cũng được áp dụng trong quá trình thử nghiệm thí điểm. Chúng tôi có thể dễ dàng tiếp cận đến những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, tạo ra những câu chuyện dùng mới, cải thiện và phát hành bản nâng cấp kịp thời. Phương pháp Agile đã thay đổi văn hoá làm việc của chúng tôi để trở nên minh bạch hơn, xem trọng con người hơn là quy trình công việc và công cụ, chú trọng vào phần mềm hơn là tài liệu, kết hợp tương tác với khách hàng hơn là các điều khoản và hợp đồng. Và trên hết, là việc thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi hơn là cứng nhắc làm việc theo kế hoạch định sẵn.

Quá trình thử nghiệm kết thúc cũng là lúc chúng tôi sẵn sàng cho công cuộc triển khai toàn diện tại tất cả các khách sạn trong hệ thống của khách hàng. Toàn bộ quá trình được triển khai trong thời gian kỷ lục, vượt xa sự mong đợi ban đầu của các chuyên gia tư vấn và của chính cả đội. Để biết những thành tựu chúng tôi đã đạt được, hãy đón xem bài viết tiếp theo của chúng tôi: “Triển khai Hệ thống quản lý khách sạn: Từ tay trắng thành người hùng.”

Learn More

Quản lý đặt phòng từ đại lý hiệu quả với hệ thống Booking Portal

Ngoài kênh bán phòng trực tiếp hay online (OTA) thì đại lý du lịch cũng là một trong những kênh phân phối chính đem lại lượng khách lớn cho khách sạn. Hệ thống Booking Portal hay hệ thống đặt phòng dành cho đại lý sẽ giúp cho việc quản lý đặt phòng giữa khách sạn và đại lý trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Cơ chế hoạt động của Booking Portal

Hệ thống Booking Portal được thiết kế nhằm giúp tự động hóa quy trình đặt phòng khách sạn cho các đại lý, quản lý đặt phòng và các thông tin dịch vụ đi kèm. Là hệ thống kết nối giữa đại lý du lịch và bộ phận đặt phòng của khách sạn, giúp cho việc quản lý thông tin đặt phòng giữa hai bên hiệu quả hơn.

  • Đối với đại lý du lịch

Với hệ thống Booking Portal, các đại lý có khả năng xem được thông tin về quỹ phòng và giá phòng của toàn bộ hệ thống khách sạn theo thời gian thực. Có thể dễ dàng tiến hành tìm kiếm và đặt phòng trực tiếp tới khách sạn. Ngoài ra còn có các chức năng được phân quyền theo cấp như xem lịch sử đặt phòng, điều chỉnh, bổ sung hoặc hủy đặt phòng.

  • Đối với khách sạn

Booking Portal giúp khách sạn quản lý thông tin và đặt phòng của đại lý. Cho phép cập nhật thông tin về loại phòng, giá phòng, tình trạng phòng đến cho đại lý.

Ưu điểm của hệ thống

Ưu điểm nổi bật đầu tiên kể đến là thông qua Booking Portal, việc đặt phòng giữa khách sạn và các đại lý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các thông tin về phòng, chính sách giá hay đơn đặt phòng đều được cập nhật nhanh chóng và theo thời gian thực đến cho đại lý. Nếu như theo cách truyền thống thì đại lý phải tốn thời gian liên lạc để lấy thông tin phòng và giá trước khi đặt phòng. Và đôi khi thông tin nhận được chưa phải là chính xác và cập nhật mới nhất.

Với hệ thống Booking Portal, quy trình được tự động hóa và thông tin được cập nhật theo thời gian thực giúp giảm thời gian và chi phí xử lý yêu cầu đặt phòng. Hơn nữa, giảm thiểu các lỗi sai sót ghi nhận thông tin đặt phòng giữa các bên. Ngoài ra, với Booking Portal, việc mở rộng kết nối với nhiều bên đại lý hay đối tác chiến lược trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và không tốn thêm chi phí vận hành.

 

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp dành cho quản lý đại lý Booking Portal!

Learn More

Những điều cần biết về hệ thống quản lý nhà hàng POS/FnB

Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống là một trong những ngành hàng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Bất kể là một quán cà phê hay chuỗi nhà hàng thì bạn đều cần đến một hệ thống quản lý để giúp điều hành và quản trị việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về hệ thống quản trị nhà hàng FnB và điểm bán hàng POS, một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Quản lý toàn diện

Với sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, ứng dụng quản lý nhà hàng POS/FnB hỗ trợ mọi mô hình kinh doanh nhà hàng, giúp bạn tối ưu hóa hoạt động với các chức năng chính như:

  • Quản lý thông tin nhà hàng, bao gồm: danh sách tầng, sơ đồ khu vực, vị trí bàn ăn
  • Thiết lập thực đơn, sơ đồ bàn, chương trình khuyến mãi
  • Kết nối đồng bộ dữ liệu cho các điểm bán hàng POS
  • Máy POS cho phép xử lý: tách – nhập đơn hàng, xem lịch sử đơn hàng, áp dụng khuyến mãi, gửi thông báo cho bếp hoặc quầy bar
  • Quản lý thu chi, báo cáo kinh doanh chi tiết hàng ngày
  • Quản lý nhân viên, ca làm việc

Ngoài ra, một hệ thống FnB toàn diện phải có khả năng tích hợp với hệ thống quản lý khác như PMS và tích hợp đa ứng dụng.

Những lợi ích đem lại

So sánh việc sử dụng hệ thống quản lý POS/FnB với việc sử dụng các máy tính tiền đơn thuần trong kinh doanh nhà hàng, có thể dễ dàng nhận thấy các ưu thế và lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Mọi thao tác tạo đặt món, lên đơn hay tính tiền cho khách đều được thao tác nhanh chóng ngay trên thiết bị POS hoặc ứng dụng di động. Hay như thông tin món được gửi đến bếp một cách nhanh chóng và chính xác. Nhân viên không cần phải ghi chép tay và nhập lại trên máy tính tiền.
  • Giảm thiểu sai sót: Bảng giá, menu đều được cập nhật và đồng bộ sẵn, nhân viên thao tác chọn dễ dàng và chính xác. Tránh được các rủi ro sai sót trong quá trình nhập tay với máy tính tiền.
  • Báo cáo chính xác, chi tiết: Máy tính tiền truyền thống không cho phép bạn quản lý các giao dịch diễn ra hay các thông tin đi kèm. Với hệ thống POS/FnB bạn hoàn toàn kiểm soát được mọi hoạt động đang diễn ra. Những bản báo cáo chi tiết được cập nhật theo thời gian thực.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng: cách phục vụ trở nên chuyên nghiệp hơn khi áp dụng máy POS và hệ thống quản lý FnB, cải thiện đáng kể đến trải nghiệm và ấn tượng khách hàng dành cho nhà hàng của bạn.

Hệ thống quản lý nhà hàng POS/FnB

Hệ thống POS/FnB hỗ trợ quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh của một hoặc nhiều nhà hàng khác nhau trong cùng một hệ thống. POS/FnB được thiết kế với giao diện thân thiện dễ sử dụng, dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây nên có độ đồng bộ nhanh chóng trên tất cả các thiết bị.

Ngoài các tính năng đã nêu trên, đặc biệt, POS/FnB tích hợp được với hệ thống quản lý khách sạn PMS, có khả năng thực hiện thanh toán tại phòng nhằm cung cấp một giải pháp quản lý chuỗi nhà hàng trong khách sạn.

 

Những cải tiến trong thời đại công nghệ 4.0 có sức thúc đẩy mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh doanh & lĩnh vực. Vậy nên, để tăng lợi thế cạnh tranh hãy lựa chọn cho nhà hàng của bạn một hệ thống quản lý bán hàng POS/FnB chuyên nghiệp. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn!

Learn More