Nếu ở bài viết trước, CiHMS đã đề cập đến Công nghệ AI trong ngành khách sạn, thì hôm nay hãy cùng CiHMS khám phá các ứng dụng của công nghệ AI trong ngành khách sạn để khám phá sức mạnh tiềm ẩn của công nghệ này là gì mà những người làm quản trị ngành khách sạn không thể bỏ qua?
Robot phục vụ tại các tại các khu vực cộng đồng
Đã có rất nhiều doanh nghiệp đưa ứng dụng Robot phục vụ tại các nơi đông người, đặt biệt là trong thời buổi dịch bệnh, khi sự hạn chế tiếp xúc là điều tối cần thiết. Việc doanh nghiệp áp dụng công nghệ đưa các Robot phục vụ tại các tại các khu vực cộng đồng vừa giảm nguy cơ tiếp xúc, cùng với đó còn giúp doanh nghiệp cắt giảm được lượng nhân công cần thiết. Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ robot khá phổ biến trong nhà máy sản xuất và dây chuyền, nhưng vẫn còn e dè trong việc đem công nghệ này vào ngành dịch vụ. Vì vậy nếu khách sạn của bạn đưa Robot vào thực tiễn để phục vụ thì đây sẽ là bước đầu mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cạnh tranh lớn với nhiều trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn cho khách hàng và sẽ thu hút được một số lượng lớn người tò mò và có nhu cầu để đến sử dụng thử các dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận thời gian đầu.
Ứng dụng AI có thể nhận biết rõ rệt nhất trong ngành khách sạn khi các chủ khách sạn sử dụng các robot phục vụ tại các khu vực cộng đồng, các dịch vụ phục vụ tại phòng, v.v.
Công cụ hỗ trợ bằng giọng nói tại phòng
Nhắc đến công cụ hỗ trợ bằng giọng nói tại phòng, chắc chắn các doanh nghiệp không thể không nhắc đến những cái tên quen thuộc như Siri, Google Assistant hoặc Alexa – những trợ lý ảo giúp truyền đi thông điệp tức thời và hiệu quả. Việc doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ giọng nói tại phòng được cho là một trong những tác động chính thúc đẩy gia tăng lượng khách hàng.
Mới đây, báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Juniper Research cho rằng người tiêu dùng sẽ tương tác với trợ lý giọng nói trên 8,4 tỷ thiết bị vào năm 2024. Công nghệ này có một vai trò rất quan trọng, đây như một sợi dây kết nối giữa các nhân viên khách sạn với khách hàng. Khách hàng đơn giản chỉ cần đưa ra các yêu cầu cá nhân vào các thiết bị có cài đặt phần mềm trợ lý ảo được đặt ngay trong phòng. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ AI, trợ lý ảo có thể dễ dàng trò chuyện với khách hàng, xác nhận đơn đặt hàng hoặc đề xuất một dịch vụ khác kèm theo.
Một khi xác nhận thành công yêu cầu, công cụ hỗ trợ này sẽ ngay lập tức chuyển thông tin mà khách hàng vừa yêu cầu cho nhân viên phụ trách thông qua giải pháp quản lý khách sạn toàn diện - như CiHMS. Điều này giúp tiết kiệm cả thời gian và công sức cho khách và nhân viên, đem đến một quy trình chăm sóc khách hàng mượt mà và nhanh chóng hơn.
Mang trải nghiệm trợ lý ảo bằng giọng nói vào ngành khách sạn cho phép khách dễ dàng thích nghi với môi trường mới và "yêu thích" sự thay đổi này.
Tối ưu đặt phòng
Việc doanh nghiệp áp dụng hệ thống AI vào hệ thống đặt phòng và quản lý giá phòng giúp giải quyết tối đa các vấn đề như: Thiếu phòng đặt và tối ưu hóa số giờ mà khách hàng đặt để có thể tính toán hợp lý thời gian chờ cho các khách hàng tiếp theo. Việc tối ưu đặt phòng nhờ hệ thống AI sẽ chính xác đến 99%, giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc tìm khách hàng, sắp xếp thời gian và phòng đặt, từ đó lượng khách hàng sẽ luôn có đủ phòng và doanh nghiệp cũng hạn chế được những rủi ro trong quá trình khách hàng chờ đợi và trả phòng. Tích hợp với các thiết bị cầm tay, nhân viên bộ phận Buồng phòng có thể nhanh chóng hoàn thành yêu cầu dọn dẹp ngay khi khách vừa check-out, cập nhật tình trạng phòng tại ứng dụng nhân viên được đồng bộ với hệ thống tập trung của khách sạn, nhờ vào giải pháp quản lý khách sạn sử dụng nền tảng công nghệ đám mây - như CiHMS.
Hỗ trợ tối ưu giá phòng và và dự đoán công suất phòng
Bộ phận marketing và sales có thể cập nhật nhanh, cung cấp thông tin trên hệ thống quản lý khách sạn về những chương trình ưu đãi hiện tại, mức giá tối ưu cho khách hàng hay số khách hàng quy định trong mỗi phòng. Giải pháp quản lý khách sạn tích hợp với công nghệ AI sẽ tự động “học” cách thức vận hành khách sạn, giúp AI ghi nhớ số phòng và công suất phòng hiện tại. Sau đó hệ thống sẽ tự động vạch ra các hướng giải quyết khác nhau dựa vào các chương trình ưu đãi mà doanh nghiệp đã đề ra để đưa ra mức giá thích hợp nhất cho khách hàng. Cùng với đó sẽ đề xuất các mẫu quảng cáo trên mạng truyền thông xã hội, một trong các xu hướng đang mang lại những ảnh hưởng rõ rệt trong ngành khách sạn, trở thành khách hàng thật sự.
Các loại báo cáo liên quan đến giá phòng và quản lý phòng, được phát triển dựa trên tính năng học máy của công nghệ AI, cũng có thể dễ dàng được tìm thấy trong giải pháp quản lý khách sạn toàn diện như: phân tích giá phòng, phân tích lượng khách hàng theo mùa, v.v. Ví dụ, trong trường hợp khách hàng dời lịch đặt phòng do các nguyên nhân khác nhau, có thể do khách hàng bị trễ chuyến bay hoặc do thời tiết xấu, lúc này nhiệm vụ của quản lý khách sạn là ngay lập tức cập nhật diễn biến và thông báo về tình trạng, cung cấp thông tin tức thời trên giải pháp quản lý khách sạn. Với trí tuệ nhân tạo, việc đồng bộ về tình trạng phòng trên toàn hệ thống cũng như các kênh OTA nhờ vào hệ thống quản lý các kênh phân phối là vô cùng quan trọng, AI có thể đề xuất các chương trình ưu đãi ngắn hạn cho khách hàng khác đang cần phòng trên các trang OTAs hoặc trên các công cụ tìm kiếm nhờ vào việc “học” thói quen lướt web của khách hàng. Điều này là tối quan trọng, vừa giúp khách sạn tránh nguy cơ thất thoát doanh thu vừa làm khách hàng có thêm một sự lựa chọn phù hợp nhất.
Công nghệ AI làm tăng năng suất phòng, hỗ trợ dự đoán lượng khách nhằm nâng cao doanh thu, giảm thiểu rủi ro phòng trống trong mùa cao điểm.
Công nghệ AI còn cho phép khách sạn theo dõi và nắm bắt xu hướng giá phòng thay đổi của phân khúc khách hàng đối thủ, và đề xuất mức giá phù hợp với mùa trong năm hay dịp lễ hội đặc biệt. Điều này có thể được tìm thấy trong hệ thống quản lý giá phòng (Room Rate Management system) của giải pháp quản lý khách sạn CiHMS.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Tích hợp công nghệ AI trong giải pháp quản lý khách sạn, trí tuệ nhân tạo sẽ tự lưu trữ các dữ liệu khách hàng và chạy các thuật toán phân tích để “học máy” các sở thích và lựa chọn của khách hàng trong quá trình lưu trú, hoặc đề xuất các khảo sát khách hàng nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để “hiểu” khách hàng và đưa ra những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng ở các kỳ lưu trú tiếp theo: kiến nghị các gói giá phòng phù hợp, những dịch vụ cộng thêm, các sở thích về ăn uống và dịch vụ tiện ích kèm theo. Khách hàng nhận biết sự quan tâm trong khi khách sạn có thể tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo khách hàng hài lòng.
Việc doanh nghiệp đưa các công nghệ AI vào mô hình khách sạn của mình là một trong những giải pháp quản lý khách sạn tối ưu nhất, doanh nghiệp có thể liên tục cập nhật các thay đổi trong nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng thời buổi hiện đại. Một bước tiến trong xu hướng công nghệ trong tương lai, tiến gần đến mô hình khách sạn thông minh.