
Tác động của thương mại điện tử đến ngành Khách sạn
Sự ra đời của Internet đã dần thay đổi phương thức giao tiếp, tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến thức của chúng ta. Thay vì tra cứu thông tin qua sách tham khảo, báo chí hoặc tham khảo bạn bè như trước, thì giờ chúng ta chỉ cần tra “Google” – một thuật ngữ đã trở nên thông dụng hiện nay. Chỉ với 1 cú nhấp chuột, mọi người có thể dễ dàng tra cứu thông tin và thực hiện giao dịch mua bán thông qua Internet. Những hoạt động này được gọi chung là eCommerce, hay Thương mại điện tử, quá trình mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến.
Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và có những ảnh hưởng không chỉ với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, mà còn đối với người bán hàng. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp một nền tảng vô cùng mạnh mẽ để mở rộng và giới thiệu doanh nghiệp đến với khách hàng. Trên thực tế, TMĐT đã góp phần khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tạo ra những bước cải tiến và nâng cao chất lượng của dịch vụ, lấy khách hàng làm trọng tâm và đồng thời bắt kịp thời đại công nghệ. Ngành khách sạn cũng không ngoại lệ. Khách du lịch không còn nhờ đến đại lý du lịch để đặt phòng. Việc đặt phòng thường được thực hiện qua các trang web khách sạn, hay kênh OTA. Vậy thương mại điện tử đã đem đến những tác động như thế nào đến ngành Khách sạn để có những bước đột phá như vậy?
Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ những dịch vụ “tập trung vào khách hàng”
Mỗi một người đều có những sở thích và yêu cầu riêng khi tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi công nghệ ngày càng trở nên ưu việt, sự cạnh tranh càng trở nên vô cùng gay gắt và quyết liệt. Các chủ khách sạn cung cấp một loạt các dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đảm bảo rằng họ không chỉ tận hưởng kỳ nghỉ hiện tại, mà sẽ còn quay lại trong những kỳ nghỉ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là chủ khách sạn cần lưu lại những thông tin cá nhân của từng khách, theo dõi và tạo cảm giác cá nhân hóa thu hút khách hàng.
TMĐT đã giúp cho chủ khách sạn thiết lập dữ liệu khách hàng ngay sau khi việc đặt phòng trực tuyến của họ hoàn thành. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng mọi việc đều có thể dễ dàng làm được với PMS – Hệ thống quản lý vận hành khách sạn. Toàn bộ dữ liệu của khách hàng như thói quen dọn phòng, sở thích về phòng ở, ẩm thực… đều được tự động lưu lại sau khi họ tiến hành đặt phòng thành công.
Khách hàng vui vẻ quay lại khách sạn chính là thể hiện họ trung thành với khách sạn của bạn cho dù mức giá có cao hơn, Trên thực tế, TMĐT đã làm cho ngành khách sạn thay đổi cách thức kinh doanh. Các chủ khách sạn phải điều chỉnh những dịch vụ của họ phù hợp với trải nghiệm của khách hàng, chú trọng việc tập trung vào khách hàng, để mang lại doanh thu cao hơn và bền vững hơn.
Nâng cao nhận thức về Thương hiệu trong nước và quốc tế
Để số lượng đặt phòng trực tuyến tăng nhanh, các chủ khách sạn sẽ cần duy trì danh tiếng và đặc quyền trực tuyến: thông qua các kênh truyền thông xã hội, các trang web đánh giá khách sạn trực tuyến uy tín, các công cụ tìm kiếm cũng như trang web khách sạn của riêng họ.
Càng nhiều người biết đến thương hiệu của bạn, họ sẽ quyết định càng nhanh chóng. Nếu bạn chưa làm bất cứ điều gì để đẩy danh tiếng khách sạn lên, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản mà website khách sạn của bạn có thể tham khảo:
- Website có giao diện thân thiện trên thiết bị di động không? Nếu không, hãy tiến hành điều chỉnh ngay. Mọi người hiện nay gần như sử dụng điện thoại di động cho mọi hoạt động tìm kiếm thông tin, giao dịch trực tuyến.
- Website có xuất hiện trên công cụ tìm kiếm không? Và với những từ khóa nào? Những từ khóa đó có giúp ích cho việc bán hàng không?
- Khách sạn có trang trên mạng xã hội không? Nếu không, thì tại sao? Cách dễ dàng và nhanh nhất để tiếp cận khách hàng là thông qua các trang mạng xã hội. Ngoài ra, đây là một nơi tuyệt vời để tương tác với khách hàng của bạn, và thực hiện các chiến dịch để tăng lượng đặt phòng.
- Nội dung trang web của bạn đã đủ hấp dẫn? Thay đổi từ ngữ, và bố cục để truyền tải thông điệp tốt hơn. Áp dụng thử nghiệm A/B để trang web được tối ưu nhất có thể.
- Tư duy quốc tế, hành động quốc tế. Nếu khách sạn của bạn được chứng nhận và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế để chào đón khách toàn cầu, hãy chuẩn bị thật tốt trang web của bạn bằng cách hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, phương thức giao dịch và các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.
Thương mại điện tử giúp mở rộng thương hiệu của bạn tới thị trường quốc tế. Hứa hẹn doanh thu cao hơn, đồng thời cam kết trọng trách cao hơn để duy trì danh tiếng thương hiệu.
Dự đoán và thiết lập xu hướng
Mặc dù công nghệ Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) đã xuất hiện từ khoảng 2 thập kỷ gần đây, nhưng nó chỉ trở nên phổ biến sau khi chiếc tai nghe thực tế ảo đầu tiên được công bố ra trên thị trường cách đây 7 năm. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã đầu tư vào công nghệ thực tế ảo VR và đã tạo thêm điều kiện để công nghệ này có thể phát triển và sản xuất hàng loạt. Các khách sạn gần đây đã áp dụng công nghệ thực tế ảo, cho phép khách hàng có cái nhìn sống động và chân thật nhất về môi trường xung quanh khách sạn, khám phá khu vực nhà hàng, cửa hàng, phòng tập, hồ bơi, thậm chí là tham quan phòng khách sạn. Điều này thu hút sự tò mò của khách hàng và đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến.
Xu hướng khách sạn gần đây ảnh hưởng bởi tình hình đại dịch và đáng chú ý là hạn chế tiếp xúc trong trải nghiệm tại khách sạn với thanh toàn không tiền mặt (chúng tôi sẽ có một bài blog chi tiết về vấn đề này sắp tới. Đừng quên theo dõi!). Để trở thành người dẫn đầu xu hướng cần có sự can đảm và kiên nhẫn như một người kinh doanh. Điều đó không phải lúc nào cũng thành công, nhưng kinh nghiệm và kiến thức bạn thu thập được trong quá trình là vô giá.
Một năm sau khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề với việc giãn cách xã hội và những thay đổi lớn trong lối sống. Các nhà bán lẻ phải đóng cửa hàng nghìn cửa hàng trực tiếp, các trung tâm thương mại cũng phải đóng cửa. Mặt khác, việc bán lẻ trực tuyến đã đạt đến giai đoạn đỉnh cao, tăng 71,1% tại Singapore và 27,6% trên thế giới, theo báo cáo của eMarketer. Việc này đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp từ nhiều ngành khác nhau. Mặc dù thiệt hại do đại dịch gây ra là không thể bàn cãi được, nhưng những tác động của TMĐT mang lại cho ngành khách sạn cũng rất đáng kể và không thể nói hết được. TMĐT đã có những tác động như thế nào với doanh nghiệp của bạn trong vài năm trở lại đây? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới. Chúng tôi rất muốn nghe những chia sẻ của bạn!
Cùng theo dõi buổi Hội thảo trực tuyến của chúng tôi với chủ đề Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành Khách sạn dưới đây: