
Du lịch hậu COVID-19: thử thách và cơ hội
Đại dịch Covid trong hai năm liên tiếp vừa qua là một biến cố đáng tiếc, khiến ngành du lịch và khách sạn chịu tác động nặng nề nhất. Nhưng “bình thường mới” đòi hỏi những cách tiếp cận mới và cách sống chung với đại dịch. Nếu như chúng ta đã cố gắng đối phó với sự bùng phát của vi rút corona vào năm 2020 và hơn nửa năm 2021 một cách thụ động, thì ngày nay Chính phủ các nước đã tích cực và liên tục thực hiện các giải pháp tiến bộ để sống chung “bình thường mới” với đại dịch.

Sự phục hồi của ngành du lịch và khách sạn sau COVID-19 đang diễn ra
Toàn cảnh du lịch toàn cầu
Theo một báo cáo của McKinsey.com, chi tiêu cho du lịch đã giảm mạnh xuống ít nhất từ 35 đến 48% trên toàn cầu, đặc biệt là du lịch quốc tế, chiếm khoảng 1,3 nghìn tỷ USD doanh thu xuất khẩu. Đây là mức thiệt hại gấp hơn 11 lần so với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, vô tình khiến hơn 120 triệu việc làm trong ngành du lịch bị đe dọa, cũng như khiến các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa.
Sự thay đổi thói quen hành vi của khách du lịch – thách thức bắt nguồn từ chính khách hàng
Nhu cầu đi du lịch trở lại
Nhu cầu du lịch bắt đầu tăng đáng kể vào năm 2021, được xác nhận bởi 75% khách du lịch tham gia nghiên cứu của Expedia Group. Mọi người đã hình dung ra kỳ nghỉ tiếp theo của họ ngay sau khi các rào cản cách ly, hạn chế đi lại được dỡ bỏ, chấm các điểm đến trong danh sách những-điều-phải-làm mà trước đại dịch họ chưa bao giờ nghĩ là cần có, tất cả đều đến từ việc giãn cách xã hội kéo dài cả năm.

Việc giãn cách xã hội trong thời gian dài liên tục trong 2 năm qua đã ảnh hưởng đến hành vi và thói quen đi lại của tất cả chúng ta
Các chuyến đi gần bằng phương tiện cá nhân
Sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen và hành vi đã được ghi nhận từ phía khách du lịch. Họ thích những địa điểm có thể tự di chuyển đến được, bằng phương tiện riêng hoặc xe thuê để mang lại cảm giác an toàn. Đây là kết quả từ việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội quá đột ngột khi dịch bệnh bùng phát. Việc chủ động trong di chuyển này giúp đảm bảo rằng khách có thể rời đi trở về nhà ngay trước khi việc giãn cách xã hội diễn ra.
Thích những chuyến đi nghỉ dài hơn
Qua đại dịch này hình thức làm việc linh hoạt từ xa đang được áp dụng rộng rãi. Xu hướng này dường như sẽ không sớm lắng xuống mà sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Mọi người tận dụng lợi thế sự linh hoạt này trong công việc để sắp xếp những kỳ nghỉ dài hơn, hoặc kết hợp các chuyến công tác với du lịch.
Tìm hiểu kỹ thông tin trước hành trình
Nếu như trước đây mọi người thường chọn khách sạn gần nơi các điểm tham quan, gần các khu vui chơi, hoạt động sôi nổi thì ngày nay các tiêu chí chọn khách sạn đang thay đổi. Thay vào đó, khách tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở vật chất, phòng ốc khách sạn, khu vực công cộng, tiện nghi của khách sạn. Chính sách hủy đặt phòng và vệ sinh sạch sẽ là những tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Tất cả để đảm bảo rằng họ đang nắm kiểm soát và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Không còn là một chuyến đi nghỉ hấp dẫn, khách đang thực hiện những nghiên cứu cơ bản trước khi đặt chuyến đi
Cơ hội cho khách sạn
Số hóa khách sạn
Nói cách khác, tăng độ phủ nhận diện của khách sạn trên internet. Quảng cáo khách sạn trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, các kênh OTA và tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Giới thiệu khách sạn qua hình ảnh rõ ràng, chính xác và hấp dẫn, việc này đóng một vai trò quan trọng trong việc khách đưa ra quyết định đặt phòng. Khía cạnh mà bất kỳ vị khách nào cũng quan tâm nhất đó là hình ảnh phòng. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở hình ảnh giường, minibar, tiện ích trong phòng, phòng tắm, sảnh đợi và các tiện nghi khác như hồ bơi, phòng hội nghị, phòng tập thể dục, spa, cửa hàng, v.v., Khách muốn biết mình sẽ nhận được chính xác những gì.
Chính sách linh hoạt
Chính sách hủy đặt phòng linh hoạt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu khi cân nhắc đặt phòng tại một khách sạn. Vì nó giảm rủi ro cho khách khi có nguy cơ hủy hoặc dời chuyến đi do tình hình dịch bệnh thay đổi. Việc cung cấp cho khách chính sách hủy đặt phòng linh hoạt sẽ củng cố lòng tin đặt phòng của họ. Một ví dụ điển hình: Eric Brown – chủ sở hữu một nhà nghỉ ở Texas, Hoa Kỳ về việc thay đổi thời gian hủy đặt phòng nghiêm ngặt từ 60 ngày thành hai tuần, đã giúp anh tăng hơn 30 lượt đặt phòng trong một tuần.

Khách du lịch quan tâm nhiều đến sự linh hoạt trong chuyến đi, để đảm bảo có thể ứng phó với bất kì hoàn cảnh nào, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19
Chủ động tiếp cận
Khách hàng trẻ ngày nay càng am hiểu công nghệ sẽ muốn trao đổi thông tin với khách sạn trước khi đến. Sẵn sàng hỗ trợ khách để đảm bảo đem đến trải nghiệm như khách mong đợi. Khách sạn có thể tạo những ưu đãi bất ngờ như giảm giá bữa ăn, nâng cấp hạng phòng, hoặc miễn phí dịch vụ spa, v.v.
Sử dụng công nghệ hướng đến trải nghiệm khách hàng
Mọi người luôn kết nối trực tuyến cho dù họ đang đi nghỉ hay không, vì vậy khách sạn cần trang bị cho mình một hệ thống công nghệ mới nhất để bắt kịp xu hướng thị trường. Bắt đầu với các giải pháp quản lý khách sạn, hay còn được gọi là PMS. Hãy tin tưởng chúng tôi, một hệ thống PMS giúp mọi thứ hoạt động liền mạch, hiệu quả và chi phí tối ưu. Nếu chưa có ý tưởng gì, hãy thử tham khảo giải pháp quản lý khách sạn dựa trên nền tảng đám mây CiHMS của chúng tôi và lựa chọn gói phù hợp nhất.

CiHMS là một giải pháp quản lý khách sạn nền tảng đám mây: mạnh mẽ nhưng linh hoạt trong tầm tay
Một số công nghệ khác có thể kể đến như trải nghiệm không tiếp xúc từ nhận/ trả phòng cho đến việc mở phòng và khu vực chung mà không cần chìa khóa; công nghệ robot để giao nhận đồ; dịch vụ giặt là, đón/ trả khách; nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, v.v. Tất nhiên không phải đầu tư hết các công nghệ này là một giải pháp. Quan trọng hơn hết, hãy thấu hiểu khách và nhu cầu để có chính sách đầu tư nâng cấp cần thiết.
Vậy ngành du lịch Việt Nam thì sao?
Mặc dù ngành du lịch quốc tế tại Việt Nam chỉ chiếm 17% thị phần, nhưng chi tiêu của ngành này đã chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu cho du lịch. Có tới 80% du khách nước ngoài đến Việt Nam là đến từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhiều người mong muốn được đến thăm Việt Nam vào kỳ nghỉ tiếp theo của họ, bất cứ khi nào chúng ta sẵn sàng mở cửa cho du khách quốc tế. Theo Vnexpress, 63,4% người Nhật đang để mắt đến các chuyến du lịch Việt Nam.
Với lượng cầu như vậy, thách thức được thừa nhận đối với Việt Nam là kiểm soát các ca nhiễm Covid. Sau đó, dần dần bỏ các hạn chế đi lại, mở cửa biên giới và bắt đầu chương trình hộ chiếu vắc xin. Để đạt được một kịch bản như vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chiến dịch vắc xin với tốc độ tối đa.

Chương trình hộ chiếu vắc xin đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia khác trên toàn cầu. Việt Nam đang thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng đúng đắn này, đánh dấu những nỗ lực đầu tiên trong chiến lược phục hồi ngành du lịch
Nhiều khách sạn chắc chắn sẽ giới thiệu các gói tour du lịch khuyến mãi sắp tới như một động thái tiếp thị. Thế giới hậu COVID-19 đầy thách thức, nhưng cũng có những cơ hội cho ngành du lịch và khách sạn. Du lịch quốc tế có thể mất thời gian để quay trở về giai đoạn bình thường trước đại dịch, dự kiến có thể đến 2024. Hiện tại, điều tốt nhất là nên tập trung vào du lịch nội địa, khi khách dường như đang chuyển sang xu hướng trải nghiệm du lịch cao cấp sau khi trải qua thời kỳ giãn cách xã hội dài hạn.