Category: Công Nghệ

Những điều cần biết về hệ thống quản lý nhà hàng POS/FnB

Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống là một trong những ngành hàng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Bất kể là một quán cà phê hay chuỗi nhà hàng thì bạn đều cần đến một hệ thống quản lý để giúp điều hành và quản trị việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về hệ thống quản trị nhà hàng FnB và điểm bán hàng POS, một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Quản lý toàn diện

Với sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, ứng dụng quản lý nhà hàng POS/FnB hỗ trợ mọi mô hình kinh doanh nhà hàng, giúp bạn tối ưu hóa hoạt động với các chức năng chính như:

  • Quản lý thông tin nhà hàng, bao gồm: danh sách tầng, sơ đồ khu vực, vị trí bàn ăn
  • Thiết lập thực đơn, sơ đồ bàn, chương trình khuyến mãi
  • Kết nối đồng bộ dữ liệu cho các điểm bán hàng POS
  • Máy POS cho phép xử lý: tách – nhập đơn hàng, xem lịch sử đơn hàng, áp dụng khuyến mãi, gửi thông báo cho bếp hoặc quầy bar
  • Quản lý thu chi, báo cáo kinh doanh chi tiết hàng ngày
  • Quản lý nhân viên, ca làm việc

Ngoài ra, một hệ thống FnB toàn diện phải có khả năng tích hợp với hệ thống quản lý khác như PMS và tích hợp đa ứng dụng.

Những lợi ích đem lại

So sánh việc sử dụng hệ thống quản lý POS/FnB với việc sử dụng các máy tính tiền đơn thuần trong kinh doanh nhà hàng, có thể dễ dàng nhận thấy các ưu thế và lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Mọi thao tác tạo đặt món, lên đơn hay tính tiền cho khách đều được thao tác nhanh chóng ngay trên thiết bị POS hoặc ứng dụng di động. Hay như thông tin món được gửi đến bếp một cách nhanh chóng và chính xác. Nhân viên không cần phải ghi chép tay và nhập lại trên máy tính tiền.
  • Giảm thiểu sai sót: Bảng giá, menu đều được cập nhật và đồng bộ sẵn, nhân viên thao tác chọn dễ dàng và chính xác. Tránh được các rủi ro sai sót trong quá trình nhập tay với máy tính tiền.
  • Báo cáo chính xác, chi tiết: Máy tính tiền truyền thống không cho phép bạn quản lý các giao dịch diễn ra hay các thông tin đi kèm. Với hệ thống POS/FnB bạn hoàn toàn kiểm soát được mọi hoạt động đang diễn ra. Những bản báo cáo chi tiết được cập nhật theo thời gian thực.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng: cách phục vụ trở nên chuyên nghiệp hơn khi áp dụng máy POS và hệ thống quản lý FnB, cải thiện đáng kể đến trải nghiệm và ấn tượng khách hàng dành cho nhà hàng của bạn.

Hệ thống quản lý nhà hàng POS/FnB

Hệ thống POS/FnB hỗ trợ quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh của một hoặc nhiều nhà hàng khác nhau trong cùng một hệ thống. POS/FnB được thiết kế với giao diện thân thiện dễ sử dụng, dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây nên có độ đồng bộ nhanh chóng trên tất cả các thiết bị.

Ngoài các tính năng đã nêu trên, đặc biệt, POS/FnB tích hợp được với hệ thống quản lý khách sạn PMS, có khả năng thực hiện thanh toán tại phòng nhằm cung cấp một giải pháp quản lý chuỗi nhà hàng trong khách sạn.

 

Những cải tiến trong thời đại công nghệ 4.0 có sức thúc đẩy mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh doanh & lĩnh vực. Vậy nên, để tăng lợi thế cạnh tranh hãy lựa chọn cho nhà hàng của bạn một hệ thống quản lý bán hàng POS/FnB chuyên nghiệp. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn!

Learn More

Lợi ích hệ thống CRS đem lại cho khách sạn

Làm thế nào để có thể tối ưu hoá việc quản lý đặt phòng và doanh thu đến từ hàng trăm kênh đặt phòng khác nhau từ đại lý đến OTA đến website? Hệ thống đặt phòng trung tâm CRS sẽ là câu trả lời bạn đang tìm kiếm.

CRS là gì?

CRS (Central Reservation System) hay còn gọi hệ thống đặt phòng trung tâm, được hiểu là một hệ thống giúp quản lý toàn bộ thông tin đặt phòng của khách sạn từ tất cả các kênh phân phối. CRS kết nối và tích hợp đa chiều đến các hệ thống liên quan như PMS – hệ thống quản lý khách sạn, RRM – hệ thống quản lý giá & quỹ phòng để đồng bộ dữ liệu phòng từ đó cung cấp cho các kênh phân phối khác nhau.
Hệ thống đặt phòng trung tâm CRS cho bạn cái nhìn tổng quan tình hình kinh doanh của khách sạn, từ báo cáo doanh thu của từng khách sạn trong một chuỗi, doanh thu từ các kênh bán hàng đến thông tin chi tiết từng đơn đặt phòng.

Một số tính năng chính của hệ thống CRS

Những tính năng chính sau giúp hệ thống CRS quản lý chặt chẽ đặt phòng của khách sạn trên các kênh phân phối:

  • Bảng điều khiển trực quan thể hiện báo cáo doanh thu đến từ các kênh phân phối của tất cả cơ sở khách sạn cùng chuỗi
  • Cho phép lọc hiển thị theo kênh phân phối, khách sạn, loại hình lưu trú, ngày đặt…
  • Kiểm soát chính xác số lượng và thông tin đặt phòng
  • Số liệu được cập nhật theo thời gian thực
  • Kết nối và tích hợp đa chiều với nhiều hệ thống quản lý khách sạn khác nhau cùng nhiều cổng thanh toán và thẻ thanh toán quốc tế

Vì sao cần hệ thống CRS?

Quản lý một khách sạn nhỏ hay mô hình AirBnB với trên dưới 10 phòng, có thể bạn sẽ nghĩ một hệ thống như CRS là không cần thiết. Nhưng CRS có thể đem lại rất nhiều giá trị và giải quyết các vấn đề mà bạn đang phải đối mặt:

  1. Tăng cơ hội bán hàng: Hệ thống CRS có khả năng liên kết khách sạn của bạn với hàng trăm kênh đặt phòng. Kết hợp CRS với Channel Manager – hệ thống quản lý kênh phân phối, bạn có thể dễ dàng mở rộng cơ hội bán hàng đến hàng triệu khách hàng ở tất cả các kênh OTA toàn cầu mà không cần băn khoăn về việc quản lý vận hành.
  2. Tăng doanh thu qua đặt phòng trực tiếp: Việc tăng số lượng đặt phòng trực tiếp luôn là điều các khách sạn mong muốn vì giúp giảm được chi phí hoa hồng cho kênh phân phối. Tích hợp hệ thống CRS cho phép bạn vận hành kênh bán hàng trực tiếp hiệu quả hơn với trải nghiệm đặt phòng không thua kém các kênh OTA.
  3. Hạn chế lỗi đặt phòng: Việc đồng bộ toàn bộ thông tin đặt phòng từ các kênh và hệ thống khác nhau thông qua CRS giúp bạn giảm thiểu được những lỗi hay xảy ra như đặt trùng, nhầm phòng, sai thông tin khách, hay overbooking.
  4. Tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành: Với cách làm thủ công, bộ phận đặt phòng phải lấy thông tin đặt phòng từ các kênh phân phối và nhập tay vào hệ thống quản lý của khách sạn. Nay với CRS, hệ thống tự động nhận, gửi và đồng bộ thông tin đặt phòng từ các hệ thống kênh phân phối sang các hệ thống quản lý khách sạn. Việc này giúp giảm được thời gian vận hành cho bộ phận đặt phòng cũng như chi phí quản lý cho khách sạn.
  5. Quản lý doanh thu hiệu quả: Toàn bộ dữ liệu, báo cáo doanh thu, tình trạng đặt phòng, quỹ phòng trên hệ thống CRS đều được cập nhật theo thời gian thực. Do đó, bạn có thể nhanh chóng theo dõi tình hình doanh thu hay xuất báo cáo bất kỳ lúc nào. Đặc biệt đối với chuỗi khách sạn thì tính năng này còn giúp bạn quản lý được doanh thu của tất cả các cơ sở bất kể vị trí địa lý.

Có cần CRS khi đã có PMS?

Là một người quản lý hoặc chủ khách sạn, chắc hẳn bạn cũng đang đặt ra câu hỏi tương tự.
PMS (property management system) là hệ thống giúp quản lý mọi vận hành của khách sạn từ lễ tân đến buồng phòng. Sự khác biệt chính giữa hệ thống CRS và PMS nằm ở cách phân bổ, lưu trữ dữ liệu. PMS quản lý các hoạt động nhận và trả phòng, lưu trữ hồ sơ khách hàng, quản lý thông tin khách sạn, phòng ốc và quản lý công việc của nhân viên. Hệ thống CRS cung cấp kết nối thông tin đặt phòng từ các kênh phân phối đến hệ thống PMS và đưa ra báo cáo chi tiết về tình hình doanh thu. Nhưng trên hết, hai hệ thống này hỗ trợ cho nhau để tạo nên sự tối ưu hoàn toàn vận hành cho khách sạn từ lúc nhận đặt phòng đến lúc khách trả phòng. Sử dụng kết hợp hệ thống PMS cùng CRS sẽ là công cụ phục vụ đắc lực cho việc mở rộng quy mô kinh doanh khách sạn và giúp công việc quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về những giải pháp đáp ứng cho nhu cầu của bạn.

Learn More

Phần Mềm PMS Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Quản Lý Khách Sạn

Trong thời đại số hóa ngành khách sạn và du lịch hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý đã trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi cơ sở lưu trú. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về hệ thống PMS, vai trò và lợi ích của nó trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh khách sạn.

Hệ thống quản lý khách sạn PMS là gì?

PMS hay Property Management System là phần mềm quản lý thông tin, hỗ trợ các bộ phận khác nhau của khách sạn nhằm tối ưu hóa vận hành và hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, hệ thống PMS như một “bộ não” kết nối thông tin, quản lý vận hành khách sạn từ tổng thể đến chi tiết như điều phối đơn đặt phòng, nhận và trả phòng, quản lý thông tin khách lưu trú, quản lý hóa đơn, thanh toán và nhiều hoạt động khác nữa. Hơn nữa, hệ thống PMS có thể tuỳ chỉnh để tương thích với quy mô hoạt động, nhu cầu quản lý của từng khách sạn.

Phần mềm Quản lý tài sản (PMS) là một giải pháp phần mềm tích hợp cho phép các chủ khách sạn quản lý mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ đặt phòng, thông tin khách hàng đến dịch vụ và báo cáo tài chính. Hệ thống này hoạt động như một trung tâm điều hành, kết nối và đồng bộ hóa mọi hoạt động, giúp cơ sở lưu trú vận hành trơn tru và hiệu quả.

Phân loại hệ thống quản lý khách sạn PMS

PMS hiện nay có 2 loại hệ thống phổ biến: On-premise PMS và Cloud-based PMS:

  • On-premise PMS hay PMS cục bộ: Giải pháp quản lý on-premise hay server-based PMS lưu trữ dữ liệu giới hạn trong cục bộ khách sạn. Để sử dụng được hệ thống này, bạn cần một đội ngũ IT để vận hành, bảo trì và nâng cấp chức năng. Ngoài ra, hệ thống còn cần một không gian nhất định để thiết lập máy trạm, trung tâm dữ liệu và thiết bị lưu trữ dự phòng.
  • Cloud-based PMS hay PMS ứng dụng công nghệ điện toán đám mây: Hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được cài đặt tự động, linh hoạt và có thể truy cập vào hệ thống bằng bất cứ thiết bị nào có kết nối internet. Các tính năng ưu việt của giải pháp Cloud-based PMS sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đội ngũ IT vận hành và có thể giúp bạn quản lý khách sạn từ xa một cách linh hoạt. Hơn nữa, với ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, bạn có thể dễ dàng mở rộng quy mô khách sạn ớ mức chi phí thấp so với hệ thống cục bộ.

Xem thêm: Cloud vs On-premise PMS: Đâu là giải pháp tối ưu cho khách sạn?

Ngoài ra, còn có thêm một loại hình là Hybrid cloud hotel PMS – PMS “lai” công nghệ đám mây, cho phép người dùng truy cập thông qua trình duyệt web trên nhiều thiết bị khác nhau. Dữ liệu có thể được lưu trữ cục bộ hoặc truy cập từ xa, tuy nhiên một số tính năng nhất định chỉ có trên nền tảng chính của phần mềm.

Các chức năng cốt lõi của một PMS

Một hệ thống PMS cần đáp ứng được những chức năng sau đây:

Quản lý đặt phòng

Hệ thống PMS giúp quản lý toàn diện quy trình đặt phòng. Bạn có thể dễ dàng theo dõi đặt phòng theo thời gian thực trên nhiều kênh khác nhau như OTAs, đặt phòng trực tiếp và đặt phòng qua điện thoại. Tính năng này giúp tránh tình trạng đặt phòng trùng lặp và tối ưu hóa công suất phòng của khách sạn. Ngoài ra với các hệ thống CRS Quản lý đặt phòng trung tâm cũng sẽ giúp quản lý phòng trống, thông tin đặt phòng, doanh thu dễ dàng hơn

Quản lý quầy tiếp tân

PMS cung cấp giải pháp toàn diện cho quầy tiếp tân, giúp quản lý quy trình nhận/trả phòng, phân phòng, theo dõi tình trạng phòng và cung cấp dịch vụ khách hàng. Hệ thống cũng cho phép tạo thẻ khóa phòng nhanh chóng và dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian cho cả nhân viên và khách hàng.

Quản lý buồng phòng và dịch vụ vệ sinh

Phần mềm PMS giúp quản lý hiệu quả công việc của đội ngũ buồng phòng. Với hệ thống này, bạn có thể phân công nhiệm vụ, theo dõi lịch vệ sinh phòng và kiểm soát vật tư như ga giường, khăn tắm và các vật dụng khác. Việc cập nhật tình trạng phòng (đã dọn, chưa dọn, đang dọn) được thực hiện theo thời gian thực, giúp quầy lễ tân dễ dàng nắm bắt thông tin và sắp xếp phòng cho khách một cách hiệu quả.

Quản lý tài chính và báo cáo

PMS cung cấp công cụ quản lý tài chính đa dạng, cho phép xử lý thanh toán qua nhiều phương thức, theo dõi chi tiết các khoản thu chi, tạo hóa đơn tự động và chính xác. Hệ thống cũng tổng hợp doanh thu theo nhiều tiêu chí khác nhau, tạo báo cáo thống kê và phân tích kinh doanh, giúp ban quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.

Lợi ích của hệ thống quản lý khách sạn PMS

Chính sự mở rộng không ngừng về quy mô khách sạn cùng các hình thức lưu trú khác nhau, sự phát triển về số lượng lẫn chất lượng dịch vụ đòi hỏi các khách sạn cần giải pháp quản lý hiệu quả để tăng tính cạnh tranh và nâng tầm trải nghiệm cho khách ở. Sử dụng hệ thống quản lý khách sạn PMS thay cho các phương pháp quản lý thủ công là bước đi đầu tiên trong việc cải tiến này.

  • Thông tin được bảo mật và cập nhật theo thời gian thực đến cho tất cả các bộ phận liên quan
  • Giúp giảm thiểu chi phí và thời gian vận hành. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho khách hàng
  • Giảm thiểu rủi ro sai sót thất thoát do yếu tố con người
  • Quản lý và điều phối công việc cho các bộ phận như buồng phòng, giặt ủi, bảo trì diễn ra nhanh chóng chỉ thông qua vài thao tác đơn giản
  • Theo dõi giá, quỹ phòng từ các kênh đặt phòng dễ dàng và nhanh chóng hơn
  • Cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Báo cáo trực quan kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn

Tối ưu hóa nguồn lực

PMS giúp tự động hóa nhiều quy trình, từ đó giảm áp lực công việc cho nhân viên, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Thay vì phải ghi chép và cập nhật thông tin theo cách thủ công, nhân viên có thể tập trung vào việc phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng tính chính xác

Các lỗi nhập liệu thủ công có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành khách sạn. Với PMS, các quy trình được chuẩn hóa giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính nhất quán trong dịch vụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc quản lý đặt phòng và thanh toán, nơi mà sai sót có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Khi sử dụng PMS, khách sạn có thể cung cấp dịch vụ nhanh chóng và chính xác hơn. Từ khâu check-in nhanh chóng, phục vụ đúng nhu cầu đến việc quản lý yêu cầu khách hàng hiệu quả – tất cả đều được xử lý trơn tru. Thông tin khách hàng được lưu trữ giúp nhân viên dễ dàng nhận biết và đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng khách, tạo cảm giác được chăm sóc đặc biệt.

Dữ liệu tập trung và bảo mật

Một trong những lợi ích lớn nhất của PMS là khả năng tập trung mọi dữ liệu vào một hệ thống duy nhất. Quản lý tất cả thông tin trong một hệ thống giúp dễ dàng kiểm tra, phân tích, đồng thời đảm bảo an toàn thông tin khách lưu trú. Việc này không chỉ giúp tránh tình trạng dữ liệu bị phân tán, mà còn giúp khách sạn có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh.

Những lưu ý khi chọn hệ thống PMS cho khách sạn

Việc lựa chọn một hệ thống PMS tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu thực tế của khách sạn vì các hệ thống khác nhau có các bộ tính năng cốt lõi riêng. Sau đây là một số câu hỏi bạn cần cân nhắc khi lựa chọn hệ thống quản lý khách sạn:

  • Tính năng của hệ thống có phù hợp và giải quyết được các vấn đề đang có của khách sạn không?
  • Giá cả và chi phí vận hành có hợp lý chưa?
  • Giao diện có thân thiện và dễ thao tác không?
  • Khả năng tích hợp với các bên khác và tính bảo mật của hệ thống như thế nào?
  • Nhà cung cấp có đủ tin cậy và cung cấp hỗ trợ khách hàng không?

Đánh giá nhu cầu của khách sạn

Bước đầu tiên trong việc lựa chọn PMS phù hợp là đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu thực tế của cơ sở lưu trú. Cần xem xét quy mô khách sạn (số lượng phòng), loại hình kinh doanh (khách sạn, resort, homestay), các dịch vụ bổ sung (nhà hàng, spa) và ngân sách đầu tư. Mỗi khách sạn có những đặc thù riêng, vì vậy giải pháp PMS cần được lựa chọn phù hợp với nhu cầu cụ thể.

Chi phí

Khi lựa chọn PMS, cần đánh giá tổng chi phí sở hữu chứ không chỉ là giá ban đầu. Cần cân nhắc chi phí triển khai, phí đăng ký/bản quyền, chi phí đào tạo nhân viên, phí nâng cấp và bảo trì. Đừng vì “ham rẻ” hay nghĩ “cái đắt nhất là cái tốt nhất” mà lựa chọn phần mềm không thích hợp với nhu cầu sử dụng.

Giao diện và tính năng

Giao diện dễ sử dụng và trực quan là yếu tố quan trọng để đảm bảo nhân viên có thể nhanh chóng làm quen và sử dụng hiệu quả phần mềm. PMS cần có nhiều tính năng khác nhau, phục vụ cho việc quản lý của tất cả bộ phận hiện có trong khách sạn. Phần mềm quản lý khách sạn lựa chọn phải tương thích về giao diện, tương thích với trình duyệt – được thiết kế trên cùng nền tảng hoặc là nền tảng ứng dụng độc lập.

Khả năng tích hợp

Một hệ thống PMS tốt cần có khả năng tích hợp với các phần mềm và công cụ khác mà khách sạn đang sử dụng, như hệ thống kênh phân phối, công cụ đặt phòng trực tuyến, hệ thống thanh toán, phần mềm quản lý nhà hàng và các OTA phổ biến. Khả năng tích hợp này giúp đồng bộ hóa dữ liệu và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Nhà cung cấp

Nên lựa chọn nhà cung cấp PMS uy tín trên thị trường, được nhiều khách sạn sử dụng. Nhà cung cấp đáng tin cậy sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tốt, đào tạo nhân viên đầy đủ và cập nhật phần mềm thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của ngành khách sạn. Hãy chọn những tên tuổi lớn, có uy tín và có tiềm lực như CiHMS để đảm bảo trách nhiệm và tính ổn định trong trải nghiệm.

CiHMS – Giải pháp PMS toàn diện cho khách sạn Việt Nam

CiHMS là giải pháp PMS chuyên nghiệp được thiết kế phù hợp với đặc thù thị trường Việt Nam. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và khả năng tích hợp mạnh mẽ, CiHMS đáp ứng toàn diện nhu cầu quản lý của các cơ sở lưu trú từ quy mô nhỏ đến lớn.

Các tính năng nổi bật của CiHMS:

  • Quản lý đặt phòng đa kênh: Tích hợp với hơn 300 OTA và kênh đặt phòng
  • Quản lý lễ tân và buồng phòng toàn diện
  • Hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu chi tiết
  • Giải pháp đám mây tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu
  • Giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa tiền tệ
  • Tuân thủ các quy định về thuế và hóa đơn điện tử tại Việt Nam
  • Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 bằng tiếng Việt

Giải pháp tích hợp của CiHMS:

CiHMS không chỉ là phần mềm quản lý khách sạn mà còn cung cấp hệ sinh thái giải pháp toàn diện, bao gồm:

  • Channel Manager kết nối với các OTA
  • Booking Engine cho website khách sạn
  • Ứng dụng di động cho quản lý và khách hàng
  • Hệ thống quản lý nhà hàng, spa và dịch vụ
  • Công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo thông minh

Xu hướng phát triển của phần mềm PMS

Công nghệ không ngừng phát triển, và các giải pháp PMS cũng liên tục cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành khách sạn:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

AI đang được tích hợp vào các hệ thống PMS để nâng cao hiệu quả quản lý. Các ứng dụng bao gồm chatbot hỗ trợ khách hàng 24/7, thuật toán dự đoán nhu cầu và hành vi của khách, hệ thống định giá động dựa trên phân tích dữ liệu thị trường. AI giúp tự động hóa các quy trình lặp lại và phân tích ý kiến khách hàng để cải thiện dịch vụ.

Xem thêm: Công nghệ AI trong ngành khách sạn

Mobile PMS và Self-service

Xu hướng di động hóa đang phổ biến trong ngành khách sạn với ứng dụng PMS trên thiết bị di động cho phép nhân viên làm việc linh hoạt. Hệ thống check-in/check-out tự động qua kiosk hoặc ứng dụng di động giúp khách có thể tự phục vụ các nhu cầu cơ bản, tiết kiệm thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm. Hiện tại, CiHMS hỗ trợ quản lý thông qua cả Staff App và self service thông qua QR Service Center.

Bảo mật dữ liệu nâng cao

Với lượng thông tin khách hàng lớn, các hệ thống PMS đang tăng cường bảo mật để bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin thanh toán. Các biện pháp bảo mật bao gồm mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố, kiểm soát quyền truy cập và tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu hiện hành.

Kết luận

PMS sẽ là nền tảng hệ thống được bạn sử dụng hàng ngày trong việc vận hành khách sạn. Và tuỳ thuộc vào quy mô, nhu cầu và ngân sách của bạn, việc lựa chọn sử dụng hệ thống nào là rất quan trọng và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của khách sạn. Nếu bạn đang cân nhắc tìm kiếm một giải pháp PMS cho doanh nghiệp của mình, hãy để chuyên gia của chúng tôi giúp bạn. Liên hệ trực tiếp ngay hôm nay để được tư vấn và demo miễn phí!

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành khách sạn, việc đầu tư vào một hệ thống PMS chất lượng không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể. Với những lợi ích to lớn về mặt hiệu quả, chi phí và trải nghiệm khách hàng, PMS đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với mọi cơ sở lưu trú hiện đại. CiHMS, với giải pháp toàn diện được thiết kế phù hợp với thị trường Việt Nam, sẽ là người đồng hành đáng tin cậy giúp doanh nghiệp của bạn vươn tới thành công.

Learn More

Channel Manager và những lợi ích dành cho khách sạn

Channel Manager là gì?

Channel Manager gọi tắt là CM là phần mềm tiện ích giúp kết nối khách sạn với tất cả các kênh phân phối bán hàng và quản lý đặt phòng từ các kênh này.

Channel Manager có thể kết nối tới hàng chục hay hàng trăm kênh bán hàng, kênh OTAs toàn cầu. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, Channel Manager giúp bạn nhanh chóng đồng bộ thông tin về giá phòng, số lượng phòng hay các chương trình khuyến mãi tới một hay tất cả các kênh phân phối.

Channel Manager hoạt động như thế nào?

Trước khi có Channel Manager, việc quản lý đặt phòng từ các kênh bán hàng được thực hiện thủ công, bạn phải thao tác cập nhật thông tin quỹ phòng, giá cả trên từng hệ thống riêng lẻ của mỗi kênh phân phối khi có sự thay đổi điều chỉnh. Và công việc này gây tốn kém thời gian vận hành và dễ xảy ra lỗi và overbooking.

Ngày nay Channel Manager sẽ giúp đơn giản hóa công việc vận hành này. Hai chức năng chính mà phần mềm này hỗ trợ cho việc quản lý kênh phân phối là:

  • Đóng/mở phòng, đồng bộ tự động quỹ phòng
  • Điều chỉnh, cập nhật tức thời giá và các chương trình khuyến mãi

Lấy một ví dụ đơn giản: khách sạn của bạn có quỹ phòng là 10 cho tất cả các kênh OTA. Khi có khách đặt 1 phòng trên một kênh OTA thì ngay lập tức Channel Manager sẽ tự động cập nhật quỹ phòng còn 9 tới các kênh OTA còn lại. Việc này cũng giảm thiểu việc bị overbooking giữa các kênh với nhau.

Channel Manager giúp đồng bộ giá và quỹ phòng nhanh chóng trên nhiều kênh OTA

Channel Manager giúp đồng bộ giá và quỹ phòng nhanh chóng trên nhiều kênh OTA

Channel Manager có thể hoạt động như một hệ thống độc lập kết nối các kênh phân phối bán hàng, hoặc có thể tích hợp với các ứng dụng quản lý khách sạn PMS để tự động hóa hoàn toàn việc vận hành.

Vận hành độc lập:

Bạn sẽ có tài khoản trên Channel Manager để cập nhật các thông tin như giá phòng, quỹ phòng cho các kênh. Channel Manager sẽ tự động cập nhật và đồng bộ các thông tin này cho toàn bộ kênh phân phối. Khi có khách đặt phòng trên 1 kênh OTA, Channel Manager sẽ cập nhật quỹ phòng còn lại cho các kênh OTA đồng thời gửi thông báo đến cho khách sạn. Vì vận hành độc lập nên bạn phải theo dõi hệ thống Channel Manager thường xuyên và cập nhập thủ công những đặt phòng từ khách vào hệ thống PMS (nếu có) hoặc tập tin quản lý quỹ phòng excel.

Vận hành tích hợp với PMS:

  • Tích hợp 1 chiều (One – way): Tương tự như trên, thông tin giá phòng, quỹ phòng được cập nhật trực tiếp lên hệ thống Channel Manager. Hệ thông sẽ tự động đồng bộ hóa cho toàn bộ kênh phân phối. Điểm khác biệt là các đặt phòng của khách sẽ được Channel Manager tự động đổ về hệ thống quản lý PMS của khách sạn. Bạn chỉ cần kiểm tra thông tin và bố trí phòng cho khách.
  • Tích hợp 2 chiều (Two – way): Việc tích hợp 2 chiều giữa Channel Manager và hệ thống quản lý khách sạn PMS đồng nghĩa với việc thông tin quỹ phòng, số lượng phòng trống, giá phòng sẽ được cập nhật dựa trên thông tin từ PMS theo thời gian thực.

Thông tin được gửi từ Channel Manager sang PMS và cập nhật ngược trở lại Channel Manager và bạn không cần phải can thiệp vào. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian vận hành cho bạn.

Đối với chuỗi khách sạn, Channel Manager sẽ tích hợp qua một hệ thống trung gian trước khi qua PMS: CRS – hệ thống đặt phòng trung tâm. CRS tổng hợp toàn bộ đặt phòng đến từ các kênh và phân bổ về cho từng khách sạn trong chuỗi.

Channel Manager hoạt động độc lập hoặc tích hợp 2 chiều với hệ thống PMS

Lợi ích khi sử dụng Channel Manager

Tiết kiệm thời gian vận hành

Với những hệ thống Channel Manager tích hợp 2 chiều với các hệ thống khác, việc quản lý dữ liệu được tự động hóa và đồng bộ hóa giữa các hệ thống. Tiết kiệm được thời gian vận hành thủ công cho từng kênh phân phối. Chức năng tạo giá linh hoạt cho các kênh bán hàng thay vì tạo nhiều chương trình khuyến mãi cho từng kênh.

Hạn chế sai sót do yếu tố con người

Việc quản lý tập trung các kênh phân phối trên cùng một hệ thống và việc thông tin được cập nhật đồng bộ hóa giúp hạn chế hoàn toàn lỗi phát sinh trong quá trình nhập dữ liệu thủ công hay do quản lý rời rạc trên nhiều kênh, hệ thống khác nhau. Hơn nữa, vì thông tin quỹ phòng được cập nhật theo liên tục theo thời gian thực nên Channel Manager sẽ giảm thiểu vấn đề overbooking.

Tăng lợi nhuận, tối ưu doanh thu

Việc kết nối hợp tác với một OTA đòi hỏi thời gian và chi phí, đặc biệt là khi bạn muốn tiếp cận đến những thị trường mới. Nhưng với Channel Manager bạn có thể dễ dàng kết nối tới hàng trăm kênh OTA trên toàn cầu, nhanh chóng tiếp cận các thị trường mới và mở rộng thương hiệu. Tất cả nhằm tối ưu và tăng doanh số cho khách sạn.

Khi ngành khách sạn ngày càng đổi mới và cạnh tranh hơn, bạn cần áp dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu việc vận hành để tăng tính cạnh tranh và doanh số. Hệ thống quản lý kênh phân phối Channel Manager chắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực giúp bạn tự động hóa việc bán phòng trên các kênh.

Nếu cần tư vấn kỹ hơn về giải pháp Channel Manager, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay!

Learn More